USDA trích 36 triệu USD san sẻ áp lực với ngành tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Trong một thông cáo báo chí mới đây, ông Garret Grave (đại diện bang Louisiana) cho biết Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ dành 36 triệu đô la Mỹ (33 triệu euro) để mua tôm nội địa khai thác từ Vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương.

Ngành tôm Louisiana đang chịu nhiều áp lực. Ảnh minh họa/Nguồn: Xinhua

Văn phòng của ông Grave cho biết số tiền này được trích từ các quỹ có sẵn trong Chương trình 32 của USDA nhằm tăng cường thị trường, thu nhập và nguồn cung. Với hành động lần này, USDA mong muốn san sẻ áp lực mà ngành tôm bang Louisiana đang phải đối mặt do thảm họa tự nhiên, giá nhiên liệu cao, vấn đề lao động và chuỗi cung ứng, cũng như những tác động gây ra bởi thủy sản nhập khẩu khai thác trái phép tràn ngập khắp thị trường.

“Thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của bang Louisiana. Tuy nhiên, về phía những người hoạt động trong ngành tôm, họ luôn than phiền đang bị tác động bởi thảm họa thiên nhiên và bàn tay con người. Chúng tôi đang đẩy mạnh pháp chế ở mọi khía cạnh để giảm áp lực lên ngành tôm. USDA cam kết sẽ có những hành động ý nghĩa để giúp các doanh nghiệp ở phía nam Louisiana nói riêng và trên khắp nước Mỹ nói chung”, ông Grave cho biết.

Ngoài thảm họa thiên nhiên và vấn đề từ tôm nhập khẩu, giá tôm tiếp tục chạm ngưỡng thấp kỷ lục (cả tôm nhập khẩu và tôm nội địa) cũng là vấn đề khiến ngành tôm Mỹ đau đầu.

Theo Liên minh Tôm Miền nam, sản lượng tôm khai thác từ Vịnh Mexico tăng cao. Tháng 11/2023, sản lượng tôm khai thác từ bang Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama và tây Florida đều cao hơn mức trung bình trong lịch sử. 

Ngày 21/12, USDA cũng thông báo hỗ trợ 1,2 triệu USD cho các hợp đồng cá minh thái. Theo đó, công ty Channel Fish Processors đóng tại Braintree, Massachusetts cung cấp philê cá minh thái và xiên cá, trị giá 777.000 USD; công ty Trident có trụ sở tại Seattle, Washington cung cấp sản phẩm tương tự, trị giá 440.000 USD. 

Hiệp hội các nhà sản xuất cá minh thái Alaska và toàn bộ ngành công nghiệp cá minh thái Alaska đánh giá cao những nỗ lực và sự tận tụy của USDA trong việc đưa cá minh thái Alaska vào các chương trình hỗ trợ thực phẩm và dinh dưỡng Liên bang. Hành động lần này cũng nằm trong Chương trình Hỗ trợ Thực phẩm khẩn cấp (TEFAP), hứa hẹn cung cấp nguồn cá minh thái Alaska hoang dã thơm ngon, bổ dưỡng, bền vững tới những người thu nhập thấp đang phải sống nhờ vào các khoản vay ngân hàng”.

An Vy

(Theo Seafoodsource)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!