Việt Nam và OHI (tiếp)

Chưa có đánh giá về bài viết

Cung cấp thực phẩm: “Mục tiêu này đo lượng hải sản được đánh bắt hoặc được nuôi một cách bền vững.

Việt Nam và OHI phần 1

Cung cấp thực phẩm được chia thành 2 mục tiêu phụ: Hải sản thương mại được đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng hải sản. Càng nhiều hải sản được thu hoạch hoặc được nuôi bền vững thì số điểm càng cao. Mục tiêu phụ hải sản thương mại đánh bắt tự nhiên đánh giá khả năng đạt mức thu hoạch hải sản tự nhiên cao nhất mà không ảnh hưởng đến tình trạng của đại dương nhằm tiếp tục cung cấp thủy sản cho con người trong tương lai. Thu hoạch hải sản đánh bắt tự nhiên bền vững tránh khai thác quá nhiều loài mục tiêu và không nhắm đến các loài đang bị đe dọa. Ngoài ra, áp lực lên môi trường sống xung quanh và đánh bắt cao có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hệ sinh thái và gián tiếp ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản. Mục tiêu phụ nuôi trồng hải sản bền vững hỗ trợ việc cung cấp thực phẩm cần thiết thông qua các biện pháp canh tác có thể được duy trì trong thời gian dài. Điều này bao gồm việc không ảnh hưởng đến chất lượng nước ở vùng nuôi trồng, không dựa vào quần thể hoang dã để cho ăn hoặc bổ sung các loài canh tác. Hải sản giúp hơn một nửa dân số thế giới đáp ứng nhu cầu protein”.

Việt Nam có một ngư trường đạt chứng nhận Hội đồng quản lý biển (MSC). Việc các sản phẩm biển đạt thêm MSC, Friend of the Sea hay ASC (đối với nuôi trồng hải sản)… sẽ giúp cải thiện điểm số. Tương tự, việc sử dụng VietFishBase cho mọi tàu đánh cá đã đăng ký và ghi lại cập bến sẽ chứng minh mức độ cao hơn của việc kiểm soát và giám sát (MCS)  ngành thủy sản.

Các sản phẩm tự nhiên: “Mục tiêu này đo xem người ta thu hoạch những sản phẩm phi thực phẩm từ biển bền vững thế nào. Một số thực hành nuôi trồng hải sản dù không ảnh hưởng đến thu hoạch trong tương lai nhưng có thể ảnh hưởng đến việc phân phối các mục tiêu khác thông qua phá hủy môi trường sống và giải phóng ngẫu nhiên các loài không bản địa. Những yếu tố này không ảnh hưởng đến tính bền vững của nuôi trồng hải sản, nhưng lại tác động lên tính bền vững của mục tiêu khác được xem như áp lực khi đánh giá các mục tiêu này. Với mỗi sản phẩm trong 6 sản phẩm liên quan mục tiêu sản phẩm tự nhiên, điểm tham chiếu 35% dưới vụ thu hoạch cao nhất đạt được tính đến nay ở vùng/khu vực đánh giá. Khoảng cách 35% nhằm tránh rủi ro mà vụ thu hoạch tối đa trước đó không bền vững. Điểm số tổng thể là bình quân các điểm riêng biệt đối với các sản phẩm được thu hoạch. Điểm cao chỉ ra rằng tỷ lệ thu hoạch bền vững hiện tại của khu vực đạt gần và không quá 65% thu hoạch bền vững cao nhất đạt được trước đó trong khu vực đó. Càng nhiều sản phẩm tự nhiên được tạo bền vững thì điểm số càng cao với điều kiện vụ thu hoạch không vượt mức an toàn 65%”.

Các SP phi thực phẩm nguồn gốc biển được sản xuất ở Việt Nam gồm các loài được thu hoạch, nhiều loài không có kế hoạch quản lý hoặc biện pháp bảo tồn. Điều này thường do thiếu hiểu biết, vì lợi ích của những người đánh bắt, trong đó có nhiều loài dễ bị tổn thương do khai thác quá mức hoặc thay đổi môi trường do kịch bản biến đổi khí hậu gây ra. Sự gia tăng nhiều khu bảo tồn biển với kế hoạch quản lý sử dụng tài nguyên liên quan sẽ hỗ trợ cải thiện điểm số của chỉ số này.        

Michael J. Akester

Điều phối viên dự án khu vực, Humboldt Current Large Marine Ecosystem GEG, đồng tài trợ Chile – Peru

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!