Vĩnh Phúc: Chủ động phòng chống dịch bệnh thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Hiện nay, các bệnh ký sinh trùng phát sinh, tình hình ô nhiễm nguồn nước diễn biến phức tạp tại tỉnh Vĩnh Phúc, do đó, kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản trở nên cấp thiết ở địa phương này.

Toàn tỉnh có khoảng 7.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản với các loại cá truyền thống như: trôi, mè, chép, tập trung ở các huyện: Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Sông Lô. Gần đây, các bệnh thủy sản thường gặp do ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng mỏ neo; viêm ruột; bệnh do nấm như nấm thủy mi, nấm mang bùng phát mạnh… Một số hộ nuôi cá rô phi còn xuất hiện bệnh liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus gây ra và làm chết cá gây thiệt hại cho người nuôi.

thu hoạch cá rô phi

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 7.000 ha nuôi cá truyền thống – Ảnh: Quang Quyết

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản, từ đầu năm 2016, Chi cục Thú y đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản. Đồng thời, chỉ đạo các Trạm Thú y tham mưu cho UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận thức được tác hại của dịch bệnh thủy sản và chủ động các biện pháp phòng, chống dịch. Dự kiến năm 2016, Chi cục Thú y sẽ thu và gửi phân tích xét nghiệm khoảng 770 mẫu kiểm tra chất lượng nước dùng nuôi thủy sản và khoảng 460 mẫu kiểm tra một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản như bệnh xuất huyết ở cá chép. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, tấp huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch bệnh cho các tổ chức, hộ nuôi thủy sản…

Lâm Du

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!