Xuất khẩu nhuyễn thể có đạt 150 triệu USD vào năm 2020

Chưa có đánh giá về bài viết

Sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Việt Nam hiện đã phát triển mở rộng quy mô sản xuất nhiều giống loài có giá trị kinh tế, chủ động được nghiên cứu, tạo giống.

Theo Tổng cục Thủy sản, đến năm 2020, tổng diện tích nuôi nhuyễn thể đạt 48.370 ha; trong đó diện tích nuôi nghêu/ngao 23.110 ha, hàu 2.770 ha, ốc hương 1.000 ha, 12.720 ha sò, 190 ha tu hài và 8.580 ha nhuyễn thể khác. Tốc độ tăng bình quân đạt 4,4%/năm (giai đoạn 2016 – 2020). Tổng sản lượng 400.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi nghêu/ngao 305.550 tấn, hàu 17.580 tấn, ốc hương 5.120 tấn, sò 54.280 tấn, tu hài 490 tấn và nhuyễn thể khác 16.980 tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,8%/năm. Năng suất nuôi trung bình 8,27 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,1%/năm (giai đoạn 2016 – 2020). Chủ động cung cấp 70 – 80% tổng nhu cầu giống nuôi thương phẩm đảm bảo chất lượng cho các đối tượng nuôi chính. Giá trị xuất khẩu nhuyễn thể đạt khoảng 150 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,8%/năm.

chế biến nhuyễn thế xuất khẩu

Sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã phát triển mở rộng quy mô – Ảnh: Huy Hùng

Các địa phương mở rộng hệ thống sản xuất giống hiện có, hình thành các khu sản xuất và bảo vệ giống nghêu tự nhiên ở Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Nam Định, Thái Bình. Sản xuất giống tu hài, hàu chủ yếu ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Hải (Hải Phòng) và Vạn Ninh (Khánh Hòa). Giống sò huyết ở Kiên Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Giống ốc hương, điệp chủ yếu ở huyện Vạn Ninh, thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa) và một số huyện ở tỉnh Phú Yên.

Minh Dương

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!