Yếu tố môi trường trong nuôi tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

(Thủy sản Việt Nam) – Yếu tố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nuôi tôm, nhất là khi gặp điều kiện bất lợi. Để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi tôm, đồng thời giảm giá và thành nâng cao hiệu quả sản xuất, bà con nên lưu ý một số vấn TSVN giới thiệu dưới đây.

Yếu tố môi trường trong nuôi tôm (Kỳ I)

 

Tiếp theo và hết

 

Độ pH

Độ pH phù hợp với tôm là từ: 7,5 – 8,3 và dao động trong ngày không quá 0,5, sẽ dễ dàng cho việc quản lý chất lượng nước, giúp cho tảo phát triển tốt, tôm nuôi mau lớn, năng suất cao. Ngoài ra, độ pH còn chi phối tính độc hại của khí Amonia (NH3) và khí Hydro-sulfua (H2S) gây ra. Nên đo pH mỗi ngày 2 lần: sáng và chiều để có hướng xử lý kịp thời.

Khi độ pH thấp (thấp hơn 7,5)

Cách khắc phục: 

+ Nên thay nước.

+ Bón vôi: CaCO3, Dolomite, Zeolite liều lượng 10-15kg/1.000m2.

+ Khi trời mưa, rải vôi CaCO3 từ 20-30kg/1.000m2 xung quanh bờ ao.

Khi độ pH cao (cao hơn 8,5)

Cách khắc phục:

+ Khi cải tạo ao phải kiểm tra độ pH đất để tránh dùng vôi quá mức cần thiết.

+ Thay nước để làm giảm lượng bùn bã, chất lơ lửng trong ao, sử dụng vôi vừa phải trong qúa trình nuôi và giữ độ kiềm không quá cao.

+ Dùng một số hợp chất có tính acid để giảm để giảm pH.

Cần quan tâm tới yếu tố môi trường để nuôi tôm hiệu quả

 

Hàm lượng Oxy hoà tan (DO)

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước thích hợp nhất cho tôm là khoảng 5-6ppm. Khi hàm lượng oxy hoà tan trong ao thấp sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm giảm sức đề kháng của tôm.

Vào ban ngày, do quá trình quang hợp của tảo cung cấp oxy hòa tan trong nước. Lượng oxy cao nhất vào buổi chiều và giảm dần vào ban đêm do quá trình hô hấp của động thực vật sống trong ao. Vì vậy, hàm lượng oxy thiếu khi gần sáng, đặc biệt là với những ao tảo phát triển nhiều và thả tôm với mật độ dày, tôm sẽ thường nổi đầu vào lúc rạng sáng (từ 2-4 giờ sáng). Hàm lượng O2 tốt nhất là không nên dưới 4 ppm. Nếu thiếu oxy trong thời gian quá lâu sẽ là điều kiện cho một số bệnh đỏ thân, đốm trắng bùng phát và làm tôm chậm phát triển. Hàm lượng oxy quá thấp sẽ làm cho tôm nuôi chết đột ngột.

 

Cách khắc phục

+ Tăng cường máy quạt nước.

+ Thay nước, xi-phon đáy, cân đối khẩu phần thức ăn.

+ Xử lý đáy ao bằng Zeolite liều lượng 50kg/1.000m2. Sau đó, kết hợp với cấy lại vi sinh nền đáy để phân hủy chất cận bã đồng thời ổn định lại môi trường ao nuôi.

+ Quản lý màu nước không để quá sẫm.

+  Dùng oxygen để tăng thêm hàm lượng oxy trong nước.

Độ kiềm

Độ kiềm thích hợp đối với tôm ở vào khoảng 80-150ppm. Ta nên đo độ kiềm 2 lần/tuần.

Độ kiềm thấp (nhỏ hơn 80 mgCaCO3/L)

Cách khắc phục: Trong suốt quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm nhất là ở các khu vực mà nước có độ mặn thấp.

+ Giữ độ kiềm ổn định trước khi thả tôm (để có thể gây màu nước ban đầu nuôi tôm, giúp tôm phát triển tốt).

+ Chuẩn bị ao: Sau khi làm vệ sinh phơi đáy ao sử dụng vôi thuộc nhóm Dolomite để ổn định độ kiềm trong ao.

+ Trong quá trình nuôi sử dụng vôi Dolomite với liều lượng 15-20 kg/1.000m2.

+ Sau mỗi cơn mưa, pH thường giảm, thì khi đó độ kiềm cũng giảm theo. Vì vậy, cần phải bón vôi để ổn định độ kiềm. Có thể dùng: Super Alkalite (10kg/10.00m2) nếu vỏ tôm bị mềm nên sử dụng các loại khoáng để bổ sung khoáng tạo vỏ tôm cứng.

Độ kiềm cao (lớn hơn 150mg CaCO3/L)

Tác hại: Làm cho tôm khó lột xác vỏ cứng, chậm lớn.

Cách khắc phục: Thay nước nhiều lần, sử dụng EDTA liều lượng từ 2-3 kg/1000m3.

Khí Amonia(NH3)

 Nguyên nhân: Là do có nhiều xác tảo chết, thức ăn dư thừa và phân tôm… tồn đọng ở đáy ao khi phân huỷ trong điều kiện thiếu Oxy.

Cách khắc phục lượng NH3 tăng:

+ Nên cân đối thức ăn tôm, tránh tình trạng thức ăn dư thừa và tồn đọng trong ao.

+ Máy quạt nước đặt đúng vị trí và đúng qui cách để khi vận hành sẽ gom được bùn tập trung vào giữa ao.

+ Dùng Zeolite, Dolomite… để hấp thu NH3.

+ Nên dùng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi (tùy theo mức độ NH3 mà ta quyết định thời gian dùng men vi sinh cho phù hợp).

+ Nếu nguồn nước bên ngoài tốt, nên tiến hành thay để giảm lượng cặn bã và NH3 trong ao.

Hidrogen Sulfide (H2S)

Độ độc của khí H2S tăng khi độ pH giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm, khiến tôm chán ăn và có thể chết.

Cách khắc phục: Nhanh chóng thay nước hoặc dùng Zeolite để giảm bớt khí độc ở đáy ao. Mở máy quạt nước mạnh hơn, cũng có thể dùng một số sản phẩm để tăng cường  hàm lượng Oxy hoà tan, giảm thiểu độc tố của H2S.

Ks. Quốc Công

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!