Cần đẩy mạnh công nghiệp nuôi biển bền vững

Chưa có đánh giá về bài viết

Phát triển công nghiệp nuôi biển bền vững, ứng dụng công nghệ xanh sẽ là hướng đi Việt Nam cần đẩy mạnh khi các vấn đề về biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên biển cạn kệt đang đe dọa sinh kế của người dân là đánh giá chung của nhiều chuyên gia tại hội nghị kinh tế đại dương xanh.

Trong 2 ngày 9 – 10/10, tại Nha Trang (Khánh Hòa) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Đại sứ quán Na Uy đồng chủ trì hội nghị về Kinh tế Đại dương xanh. Lãnh đạo cấp cao của 12 tổ chức, doanh nghiệp từ Na Uy và 150 đại biểu đến từ các tỉnh thành có biển của Việt Nam tham gia.

Thống kê từ Tổng cục thủy sản, Việt Nam có khoảng  500.000 ha chứa tiềm năng nuôi biển với nhiều đối tượng nuôi. Từ năm 2010 đến nay diện tích và sản lượng nuôi biển tăng trên 20%/ năm. Năm 2018, cả nước có hơn 258 ha diện tích nuôi biển với sản lượng 431.600 tấn. Năm 2019 dự kiến có trên 5 triệu m3 lồng nuôi với sản lượng hơn 500.000 tấn. Hiện nay đa số diện tích nuôi biển là nhuyễn thể và giáp xác.

Bà Grete Lochen Đại sứ Na Uy chia sẻ mong muốn đưa kinh nghiệm trong công nghiệp nuôi cá hồi biển giúp Việt Nam có những định hướng phát triển nghề nuôi biển bền vững. Ảnh: P.L

Bà Grete Lochen Đại sứ Na Uy chia sẻ mong muốn đưa kinh nghiệm trong công nghiệp nuôi cá hồi biển giúp Việt Nam có những định hướng phát triển nghề nuôi biển bền vững – Ảnh: P.L 

Theo thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, trong thời gian qua Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển.

Một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ,… Tuy nhiên, phát triển ngành nuôi biển biển ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp.

Qua hội nghị với 40 năm kinh nghiệm xây dựng ngành công nghiệp cá hồi của Na Uy được những người trong cuộc chia sẻ từ nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Trong đó, tập trung thông tin về hoạt động quản lý, quy hoạch đối với ngành nuôi biển công nghiệp, nhu cầu sử dụng công nghệ xanh và các giải pháp thông minh để phát triển hiệu quả và bền vững ngành.

Các chuyên gia tham gia hội nghị đề xuất những sáng kiến hợp tác để thúc đẩy ngành nuôi biển Việt Nam phát triển bền vững. Ảnh: P.L 

Các chuyên gia tham gia hội nghị đề xuất những sáng kiến hợp tác để thúc đẩy ngành nuôi biển Việt Nam phát triển bền vững. Ảnh: P.L

Với 15 tham luận mang tính thực tiễn cao là các công nghệ và giải pháp xanh để phát triển bền vững ngành nuôi biển công nghiệp. Các chuyên gia đề cập tới mọi mắt xích trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành từ phối gen, sản xuất giống, quản lý sức khỏe cá nuôi, thức ăn cho cá, kỹ thuật nuôi tới xử lý cá và chế biến phụ phẩm thủy sản…

Bà Grete Lochen, đại sứ Vương quốc Na Uy tại Việt Nam cho rằng đối phó với biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương phát triển ngành công nghiệp nuôi biển chính là giải pháp được Na Uy tham gia tích cực. Với vai trò là đối tác chiến lược Na Uy sẵn sàng chia sẻ những bài học cũng như thành công và hợp tác cùng Việt Nam hành động vì đại dương xanh.

Phương Linh

Theo Báo Lao động

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!