Hỏi – Đáp Thủy sản tháng 2/2015 (P. 2)

Chưa có đánh giá về bài viết

Hỏi: Cá rô phi có hiện tượng bơi lờ đờ, không định hướng. Trên thân xuất hiện nhiều vết lở loét, nhiều con có hiện tượng lồi mắt. Xin hỏi cá bị bệnh gì và cách phòng trị bệnh như thế nào? Trần Văn Toàn (xã Phương Tú, Huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội)

Xem thêm Chuyên mục Hỏi – Đáp Thủy sản (Tạp chí Thủy sản Việt Nam)

Trả lời:

Theo như mô tả của anh thì cá rô phi đã bị bệnh do vi khuẩn Streptococcus, chủ yếu là Streptococcus agalactiae và loài Streptococcus iniae cũng gây chết nhưng tỷ lệ thấp hơn. Vi khuẩn này thường tấn công vào thần kinh trung ương của cá làm cho cá có biểu hiện hôn mê, mất phương hướng. Những tổn thương có thể gặp phải là lồi mắt, chảy máu mắt, trên thân có những vết ap-xe, đường kính 2 – 3 mm và nhanh chóng thành những vết lở loét, không lành. Bị bệnh cá thường bỏ ăn, viêm màng bụng.

Nên giảm hoặc cho cá nhịn ăn. Hạ thấp mật độ nuôi, khi cá bị bệnh, hạ thấp mật độ nuôi sẽ làm giảm sự căng thẳng và giảm sự lây truyền bệnh. Đối với những ao bị bệnh có thể dùng lưới che để làm giảm nhiệt độ nước, do nhiệt độ cao có thể làm cá bị căng thẳng.

Phòng bệnh bằng cách tiến hành các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Kiểm soát lượng thức ăn và lượng phân xuống ao một cách.

Trị bệnh bằng việc dùng kháng sinh kết hợp với hóa chất BKA, SUPER BKD để xử lý môi trường nước. Bệnh có thể trị bằng kháng sinh Enrofloxacin, trộn thuốc vào thức ăn, với liều lượng 4 – 6 g/kg thức ăn, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục. Bệnh chỉ có thể được điều trị khi phát hiện sớm, khi cá bị nặng, cá ngừng ăn và không thể chữa trị.

Sau khi sử dụng kháng sinh dùng một số chế phẩm sinh học để phục hồi, ổn định chức năng tiêu hóa.

Ban KHKT - Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!