Nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo cá chốt trắng

Chưa có đánh giá về bài viết

Đây là đề tài nghiên cứu của khoa thủy sản, Trường đại học Cần Thơ. Cá chốt trắng (Mystus planiceps) là một trong những loài phân bố rộng ở vùng ĐBSCL (nước ngọt, lợ và mặn), là một đối tượng có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, nghề nuôi chưa được phát triển. Một trong những lý do dẫn đến hiện trạng trên là do thiếu nguồn giống nhân tạo để cung cấp cho nghề nuôi. Vì thế, việc nghiên cứu kích thích sinh sản nhân tạo bằng các loại hormon và quy trình ấp trứng cá chốt trắng (Mystus planiceps, Cuvier and Valenciennes) là rất cần thiết nhằm tìm ra loại và liều lượng kích dục tố tốt nhất để kích thích cá sinh sản, góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chốt trắng và đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Nhóm nghiên cứu đã kích thích sinh sản nhân tạo cá chốt trắng được thực hiện với 6 nghiệm thức, gây chín và rụng trứng ở hầu hết các nghiệm thức. Tỷ lệ sinh sản cao nhất đạt 83,3%. Trứng cá chốt trắng được ấp ở các độ mặn 0, 10, 20 và 30 ppt với mật độ 200 trứng/L. Kết quả cho thấy trứng cá chốt trắng có thể nở ở tất cả các độ mặn từ 0 đến 30 ppt, và tỷ lệ nở cao nhất (72%) ở độ mặn 10 ppt. Thời gian nở là 22,2 giờ ở nhiệt độ trung bình 28,30C. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề quan trọng để tiến hành thực nghiệm và nhân giống cá chốt trắng, phục vụ nhu cầu nuôi cá của người dân.

Ngọc Quân

Báo Khoa Học Phổ Thông

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!