Bất cập từ những tàu cá “3 không”

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Việc còn tồn tại số lượng tàu cá “3 không” đang là hạn chế rất lớn của ngành thủy sản Việt Nam trong quản lý và giám sát hoạt động tàu cá, đây cũng là trọng điểm mà Đoàn thanh tra của EC nhấn mạnh sau đợt thanh tra khai thác IUU lần thứ 4 vừa qua.

Số lượng còn nhiều 

Mặc dù đã có một thời gian rất dài để chuẩn bị và thực hiện, thế nhưng, hiện nay ở các tỉnh, tình trạng tàu cá “3 không” vẫn tồn tại với số lượng không thể làm ngơ. 

Cụ thể, theo thống kê của Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi, toàn tỉnh có 716 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và chưa được cấp giấy phép khai thác thủy sản). Các tàu này đều cóchiềudàitừ6mtrởlên,tập trung nhiều nhất tại huyện Lý Sơn với 228 tàu, thị xã Đức Phổ (186 tàu), TP Quảng Ngãi (160 tàu)… Chưa kể, vẫn còn hàng trăm tàu cá “2 không” là không đăng kiểm và không được cấp giấy phép khai thác thủy sản. 

Nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang phải nằm bờ vì “3 không”, “2 không”. Ảnh: Hà Phương

Còn tại tỉnh Quảng Trị, tính đến đầu tháng 11/2023, toàn tỉnh còn trên 300 tàu cá chưa đăng ký được theo quy định; trong đó, chủ yếu là khối tàu cá dài từ 6 m đến dưới 12 m. Tàu cá loại này có vỏ bằng nan tre hoặc composite, công suất máy nhỏ chỉ từ 8CV đến dưới 15CV và hoạt động ở ven bờ biển. 

Tại Bình Thuận, tính đến đầu tháng 10, toàn tỉnh có 7.824 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên. Trong đó, còn 1.884 tàu chưa đăng ký đang được phân loại, xây dựng phương án quản lý, đăng ký theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT; 762 tàu cá chưa có giấy phép khai thác hoặc giấy phép hết hạn… 

Tỉnh Phú Yên có 419 tàu cá hết hạn giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, 852 tàu cá hết hạn giấy phép khai thác thủy sản. Tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện đăng kiểm và giấy phép khai thác theo quy định. 

Siết chặt quản lý 

Chia sẻ về những kết quả sơ bộ sau khi EC thanh tra thực tế lần thứ 4 tại hai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Định trong tháng 10/2023, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đoàn kiểm tra đã tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam. Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra đề nghị Việt Nam kiểm soát, không để tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, xử phạt triệt để các hành vi vi phạm về IUU, đồng thời không để tàu “3 không”… 

Hiện nay, các tỉnh, thành phố ven biển vẫn tiếp tục siết chặt quản lý trong khai thác thủy sản, tuy nhiên, theo chia sẻ của cơ quan chức năng địa phương và ngư dân thì không phải khó khăn nào cũng có thể giải quyết sớm. 

Theo Chi cục Thủy sản Quảng Trị, nguyên nhân chưa hoàn toàn xóa tàu cá “3 không” đó là việc thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định gặp rất nhiều vướng mắc như không có Giấy Chứng nhận xuất xưởng do cơ sở đóng tàu đủ điều kiện cấp, ngư dân tự mua máy cũ trôi nổi trên thị trường nên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc… 

Cũng gặp khó về vấn đề này, nhưng tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra phương án tháo gỡ. Cụ thể, lực lượng chức năng đã chia các tàu cá không đủ giấy tờ ra làm 2 nhóm, gồm nhóm đã có Giấy chứng nhận đăngkýtàucávànhómchưacó giấy này. Trong đó, sẽ ưu tiên đối với nhóm tàu cá đã có Giấy chứng nhận bởi thủ tục đơn giản hơn. 

Nhận định chung về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho rằng, việc thực thi pháp luật ở địa phương còn hạn chế mặc dù đã có các đợt ra quân đồng loạt để kiểm tra, xử lý. Hiện, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP đã đảm bảo tính răn đe nhưng có địa phương làm tốt, có địa phương còn chưa xử phạt nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các vi phạm trong mất kết nối với thiết giám sát hành trình (VMS), không có đăng ký, đăng kiểm. 

Để có thể hoàn thành được mục tiêu xóa bỏ tàu cá “3 không” rất cần sự phối hợp của tất cả các bên. Hiện nay, không ít địa phương gặp khó khăn trong khâu quản lý tàu cá bởi “nhiều chủ tàu cá thiếu tự giác”. Do vậy, có lẽ ngành chức năng cần thêm một bước tuyên truyền cuối để ngư dân nhận thức được rằng “nếu không có đầy đủ giấy tờ theo quy định tàu cá sẽ không được xuất bến”. 

Bảo Hân

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!