Biện pháp nâng cao năng suất cá kèo thương phẩm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Cá kèo khi đưa vào nuôi thương phẩm cá bị hao hụt nhiều, tỷ lệ sống chưa cao, dễ mắc các loại dịch bệnh ảnh hưởng năng suất khi thu hoạch. Do đó cần có những biện pháp giúp nâng cao năng suất cá kèo thương phẩm.

Tổng quan 

Cá kèo hay còn gọi cá bống kèo, sống ở vùng ven bờ biển, bãi bồi, cửa sông khu vực ĐBSCL. Hiện, nhu cầu tiêu thụ cá kèo tăng rất cao, nên phong trào nuôi cá kèo thương phẩm ở vùng ven biển thuộc ĐBSCL phát triển và ngày càng mở rộng diện tích. Tuy nhiên cá kèo khi đưa vào nuôi thương phẩm cá bị hao hụt nhiều, tỷ lệ sống chưa cao, dễ mắc các loại dịch bệnh như bệnh xuất huyết lở loét (ghẻ), nấm, ký sinh trùng… dẫn đến cá bị chết nhiều, ảnh hưởng năng suất khi thu hoạch. 

Cá kèo sống chủ yếu ở vùng nước lợ, mặn bãi bùn, rừng ngập mặn và cửa biển… thích nơi có thủy triều lên xuống nên có thể chịu được nhiệt độ môi trường dao động lớn, nhiệt độ thích hợp từ 23 – 28°C. 

Cá kèo là loài cá ăn thiên về sinh vật phù du, các loại thực vật sống bám vào nền đáy và mùn bã hữu cơ. Hệ thống tiêu hóa có chiều dài gấp 3 lần chiều dài cơ thể, chứng tỏ đây là loài cá ăn tạp, thiên về thực vật. 

Biện pháp tăng tỷ lệ sống 

Kiểm soát môi trường nuôi: Làm tốt khâu xử lý môi trường ao nuôi ban đầu sạch bệnh. Phải có ao chứa nước sạch đạt chuẩn để sẵn sàng cung cấp nước cho ao nuôi cá kèo mọi thời điểm. Ao nuôi cần thay nước mỗi ngày với mục đích giữ môi trường nước ao sạch, không ô nhiễm từ chất bài thải của cá cũng như không tồn lưu thức ăn dư thừa phân hủy sinh ra khí độc… 

Sản phẩm Antishock và Antipa for aqua

Khi thả cá giống: Cần chọn giống khỏe mạnh, điều cỡ và thả giống với mật độ nuôi vừa phải không quá 100 con/m². Nhằm hạn chế cá kèo giống bị shock trong quá trình vận chuyển và đổi môi trường sống… bằng cách trước khi thả cá kèo 15 – 20 phút tạt sản phẩm BIO ANTISHOCK for fish vào ao thả cá kèo với liều 2 kg/1.000 m³ nước. 

Kiểm soát nguồn thức ăn: Cá kèo nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thức ăn này không hoàn hảo bằng thức ăn tự nhiên được. Do đó,khi cho cá ăn cần bổ sung thêm BIO NUTRIFISH là tổ hợp các vitamin, khoáng chất và các acid amin thiết yếu cho cá ăn mỗi ngày; liều dùng 10 mg/kg thức ăn. 

Mục đích giúp nâng sức khỏe cho cá, cá phát triển đồng đều, hạn chế tỷ lệ phân đàn, mau lớn. 

Kiểm soát dịch bệnh: Thường xuyên theo dõi mọi hoạt động cá kèo, nhất là khi thay nước cũng như lúc cho cá ăn để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý ngăn chặn cá bị bệnh kịp thời. Trong quá trình nuôi, cá kèo thường bị nhiễm 2 bệnh sau: 

Bệnh nấm và các loài ký sinh trùng: Biểu hiện bên ngoài như da cá trở nên sậm màu, cá uốn mình liên tục, bơi lội không định hướng, cá yếu dần và chết rải rác mỗi ngày. Mang cá nhợt nhạt có con mang sung huyết do tổn thương… là do các loài ký sinh như trùng bánh xe (Trichodina sp.) và trùng quả dưa (Ichthyophthyrius sp.) bám trên mang và vây cá. Ngoài ra cũng có trường hợp cá bị nhiễm thêm nấm Fusarium sp, ký sinh trên da và mang cá gây các hiện tượng trên. 

Điều trị: Bỏ đói cá 1 cữ chiều hôm trước và sáng hôm sau trộn cho cá ăn BIO ANTIPA for aqua (hoạt chất Praziquentel) 2 ngày liên tục với liều 100 g/tấn cá/cữ/ ngày. Sang ngày thứ 3 bổ sung cho cá ăn Vitamin tổng hợp, nhất là BIO SUPER B 12 là chất tạo máu, ngăn chặn cá kèo thiếu máu do bị nhiễm ký sinh trùng.
Kết hợp thay nước và xử lý nước mới bằng BIO PARACIDE for aqua (hoạt chất Bronopol) với liều 1 lít/2.000 m³ nước giúp diệt khuẩn và nấm ngoại ký sinh có trong môi trường, ngăn chặn cá kèo tái phát bệnh trở lại. 

Bệnh xuất huyết, lở loét do nhiễm khuẩn: Các loài vi khuẩn gây bệnh là Aeromonas sp, Pseudomonas sp, Vibrio sp… Dấu hiệu cá hay tách đàn bơi một chỗ ở các góc ao nuôi, có con mắt sưng to, bụng phình to, cơ 2 bên thân bị phù, nhất là ở gần cuống đuôi. Một số cá bị bệnh nặng, có thể lở loét ra cả bên ngoài ở bụng, gốc vi, đầu… Khi mổ chỗ cơ bị sưng, có nhiều dịch chảy ra, màu hơi đỏ, mùi rất tanh, bong bóng, thận, mật phình to, ruột không có thức ăn. 

Điều trị: Sử dụng kháng sinh trị bệnh cho cá, tuy nhiên để điều trị bệnh hiệu quả cần lưu ý 2 yêu cầu sau: 

– Cần phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị ngay khi cá còn bắt mồi… 

– Có nhiều kháng sinh như Oxytetracycline, Doxycycline, Flophenicol, Cefotaxim… trị được bệnh nhiễm khuẩn trên cá. Tuy nhiên, hiện nay cá kèo có dấu hiệu kháng một số thuốc kháng sinh, do vậy để điều trị hiệu quả cần lấy mẫu cá kèo bệnh gửi về phòng kiểm nghiệm làm kháng sinh đồ. Từ đó, có thể tìm ra loại kháng sinh nhạy với vi khuẩn gây bệnh để điều trị hiệu quả. 

Sau liệu trình điều trị kháng sinh 5-7 ngày liên tục thì cá sẽ hết bệnh. Lúc này, cần bổ sung enzyme, men tiêu hóa cũng như Vitamin tổng hợp cho cá ăn, sẽ giúp cá nhanh bắt mồi, mau hồi phục, ít bị tái phát bệnh trở lại. 

Đặng Hồng Đức 

Cố vấn kỹ thuật Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!