(TSVN) – Ngày 28/5, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Báo Người Lao Động phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Ngãi, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, đã thực hiện chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, trao 5.000 lá cờ Tổ quốc cùng các túi thuốc y tế cho ngư dân huyện đảo.
Sau hai năm 2020 – 2021 không tổ chức được do dịch COVID-19, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức chương trình Đoàn kiều bào thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 từ ngày 13 – 25/5/2022 với sự tham dự của hơn 40 kiều bào đến từ 17 quốc gia trên thế giới cùng nhiều phóng viên báo chí trong nước, phóng viên kiều bào.
“Cuộc thi Hoa hậu Du lịch biển Việt Nam 2022 sẽ có phần thi bắt buộc cho các thí sinh tìm hiểu về biển, đảo. Ban tổ chức đưa vào ứng dụng công nghệ mới để trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất về biển, đảo. Qua đó, tạo sức lan tỏa hình ảnh biển, đảo đến công chúng nhiều hơn, góp phần quảng bá du lịch, phát triển kinh tế” – nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, thành viên Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Du lịch biển Việt Nam 2022 trả lời phỏng vấn Báo Khánh Hòa.
Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) trước đây được lấy tên là “Di tích lịch sử những địa điểm lưu niệm Hồ Chủ tịch trên đảo Cô Tô”, còn người dân thường gọi thân thương là di tích Bác Hồ. Đây là một di tích đặc biệt, mang giá trị riêng có, không trùng lặp với di tích nào trong hệ thống di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” của lực lượng Cảnh sát biển đã ươm mầm, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu biển đảo Tổ quốc cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Sau 4 thập kỷ ra đời (1982 – 2022), Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) được xem là hiến pháp của đại dương, là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng, nhận được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, có 162 quốc gia phê chuẩn và tham gia UNCLOS 1982.
Để phát triển Côn Đảo theo hướng bền vững thì cần có một mô hình ứng dụng kinh tế tuần hoàn (KTTH), trong đó lĩnh vực du lịch, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp và cả việc sử dụng tài nguyên, xử lý rác thải cũng phải tính toán kỹ.
Với bờ biển dài hơn 250 km, nhiều bãi cát đẹp, nguồn tài nguyên biển đảo phong phú, những năm qua, Quảng Ninh luôn nỗ lực các giải pháp để bảo vệ môi trường biển gắn với phát triển du lịch và thủy sản.
Ninh Thuận có tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế biển (KTB). Những năm qua, sự phát triển toàn diện của các ngành KTB đã tạo diện mạo mới cho tỉnh, giải quyết việc làm và từng bước nâng cao đời sống Nhân dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.
Ngày 28/3, tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà, PGS, TS Nguyễn Chu Hồi, Phó chủ tịch Thường trực Hội nghề cá Việt Nam đến thăm và nói chuyện thông tin chuyên đề về tình hình biển, đảo cho gần 800 cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân.