(TSVN) – Gây màu nước là cho ao nuôi tôm là khâu kỹ thuật vô cùng quan trọng, bởi không chỉ tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên mà còn tạo môi trường sống thuận lợi với các chỉ số mong muốn, để tôm sinh trưởng và phát triển tốt.
Tiến hành ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 2:1:2 gồm 2 kg cám gạo hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp trên sau đó nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày là dùng được. Liều lượng 3 – 4 kg/1.000 m³ nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống. 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu, người nuôi dựa vào màu nước để bổ sung.
Gây màu nước là cho ao nuôi tôm là khâu kỹ thuật vô cùng quan trọng. Ảnh: CTV
Tiến hành ủ hỗn hợp trên theo tỷ lệ 3:1:3 gồm 3 kg mật rỉ đường + 1 kg cám gạo hoặc cám ngô + 3 kg bột đậu nành và trộn đều hỗn hợp sau đó ủ kín trong 12 giờ là dùng được. Liều lượng 2 – 3 kg/1.000 m³ nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi ao lên màu đẹp, đạt độ trong 30 – 40 cm thì tiến hành thả giống. 7 ngày sau bón bổ sung, liều lượng giảm 1/2 so với ban đầu, căn cứ màu nước để bổ sung.
Bón phân hóa học cho ao nuôi như phân urê phosphate (N-P-K = 16: 2:0); urê (N2H4CO); N-P-K (46:0:0) hay super phosphate (N-P-K = 16:16:16). Trong đó, urê phosphate được sử dụng nhiều nhất với lượng bón từ 40 – 50 kg/ ha (bón trong 20 – 25 ngày). Hòa tan phân với nước theo liều lượng quy định của nhà sản xuất rồi tạt đều quanh ao. Khi gây được màu nước đẹp thành công, tảo phát triển tốt, độ trong đạt mức từ 30 – 40 cm thì có thể tiến hành thả giống được.
Tuy nhiên phương pháp này trên cơ bản đã gây được màu nước, nhưng một tuần, nhiều nhất là khoảng nửa tháng thì nước lại trong và rớt tảo. Nếu chỉ sử dụng những sản phẩm có chứa phân hóa học thì tuy phát huy tác dụng nhanh, nhưng thời gian ổn định không dài.
Hiện nay, để tiết kiệm thời gian gây tạo màu nước ở giai đoạn đầu của ao nuôi, nhiều mô hình nuôi công nghiệp đã sử dụng một số sản phẩm gây tạo màu nước giả (màu trà) cho ao nuôi. Nhiều sản phẩm sau khi dùng chỉ sau 2 tiếng ao đã lên được màu trà có thể tiến hành thả giống. Màu giả giúp làm bình phong che tránh nước trong, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời ảnh hưởng đến tôm, tránh được hiện tượng tôm post hướng quang, giảm stress, hạn chế tảo đáy, rong rêu phát triển.
Tuy nhiên, cách dùng các sản phẩm tạo màu giả giúp tạo được màu nước rất nhanh tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng không tạo được nguồn thức ăn tự nhiên trong ao ở giai đoạn đầu, sẽ tiêu tốn nhiều thức ăn công nghiệp, hệ số FCR sẽ cao hơn so với ao nuôi gây tạo bằng nguồn thức ăn tự nhiên.
Sử dụng vi sinh gây màu nước là giải pháp an toàn và hiệu quả đang được nhiều người nuôi áp dụng hiện nay, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị thả giống. Bằng cách cấy một lượng lớn vi khuẩn Bacillus spp vào ao nuôi, các vi khuẩn này sẽ kích thích hệ sinh vật có lợi trong ao nuôi phát triển tạo màu nước và nguồn thức ăn phong phú cho tôm. Sử dụng 10 lít EM thứ cấp đánh cho 1.000 m², 2 ngày đánh 1 lần, chạy quạt liên tục đến khi đạt được màu nước đẹp: màu trà hoặc màu xanh nhạt (màu chuối non), tạo được nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm, tôm nhanh lớn, phát triển tốt, giúp tiết giảm chi phí, hiệu quả kinh tế tăng cao.
Bích Hòa