Một vài sáng kiến của Chính phủ Việt Nam đã được khu vực kinh tế tư nhân cũng như các nông dân thực hiện để cải thiện thực hành nuôi tôm.
Trong số sáng kiến đó, tiêu chuẩn tự nguyện như “Thực hành quản lý nuôi tốt hơn” (BMPs) được xem là một cơ chế mạnh mẽ đảm bảo cho mọi bên liên quan cùng chuỗi giá trị, bao gồm cả khách hàng, là người cuối cùng mà sản phẩm họ mua được sản xuất đáng tin cậy và phù hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, một vài chương trình/hoạt động hướng tới nâng cao liên kết giữa các bên liên quan để sản phẩm được sản xuất ra đáng tin cậy cũng như tạo ra nhận thức về nhu cầu của thị trường về chất lượng và sản phẩm đảm bảo an toàn đã được các khu vực nhà nước và tổ chức phi chính phủ đề nghị. Tuy nhiên, hiện nay thực ra chỉ có vài nông dân và các tổ chức nông dân được cấp chứng nhận và có nhiều quan ngại rằng liệu hệ thống cấp chứng nhận có được áp dụng đối với những nông dân nuôi tôm quy mô nhỏ hay không?
Nói chung, những lỗ hổng của ngành tôm Việt Nam hướng đến việc cấp chứng nhận bao gồm những vấn đề: thiếu kiến thức (công nghệ cao, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, thực hành quản lý tốt hơn); thiếu hoặc chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, lưu trữ, hệ thống kiểm tra); hỗ trợ bảo hiểm và tài chính còn hạn chế (tiếp cận vốn vay, tín dụng, trợ cấp, tỷ lệ lãi suất cho vay ưu tiên, chính sách bảo hiểm) và thiếu sự liên kết giữa các bên liên quan trong ngành (MARD, VINAFIS, VASEP).
Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu năm 2015, 100% giống tôm sú sẽ là giống sạch bệnh (SPF). Tổng cục Thủy sản cũng đã thúc đẩy áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng nuôi tôm. Cùng với sự phát triển của ngành tôm, BMPs, những chứng nhận và tiêu chuẩn tin cậy đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp, nhằm giải quyết những tác động tiêu cực của ngành công nghiệp tôm và một vài vấn đề như: chất lượng và an toàn thực phẩm, bảo vệ động vật môi trường và các mối quan tâm xã hội/đạo đức. BMPs là “những thực hành quản lý” nhằm gia tăng cả số lượng và chất lượng sản phẩm liên quan an toàn thực phẩm, sức khỏe động vật, tính bền vững của môi trường, kinh tế, xã hội và việc thực hiện nhìn chung là tự nguyện. Việc áp dụng BMPs được coi là bước đầu tiên nhằm nâng cao thực hành nuôi tôm theo những tiêu chuẩn khắt khe hơn.
Có hơn 30 chứng nhận và tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Ở Việt Nam, những hệ thống chứng nhận phổ biến nhất đối với nuôi tôm là GlobalGAP, BAP/ACC, ASC. Hệ thống sau cùng là ASC vẫn chưa được áp dụng bởi đang chờ bản cuối cùng của tiêu chuẩn và hướng dẫn thẩm định trong năm 2013.