(TSVN) – Có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng các hoạt động đánh bắt cá mang tính thương mại có thể gây căng thẳng nghiêm trọng và tổn thương cho động vật. Bất chấp quy mô và mức độ nghiêm trọng, phúc lợi trong đánh bắt vẫn chưa được nghiên cứu và hiếm khi được thúc đẩy trong quản lý nghề cá.
Hoạt động đánh bắt cá tự nhiên mang tính tương mại hiện tạo ra tổng sản lượng đánh bắt toàn cầu hàng năm khoảng 90 – 100 triệu tấn, tương đương với khoảng 0,79 – 2,3 nghìn tỷ động vật hoang dã, thủy sinh. Có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng các hoạt động đánh bắt cá mang tính thương mại có thể gây căng thẳng nghiêm trọng và gây tổn thương cho động vật trong cả sản lượng đánh bắt được giữ lại và thả ra. Bất chấp quy mô và mức độ nghiêm trọng như vậy, phúc lợi động vật trong các sản phẩm đánh bắt thương mại vẫn chưa được nghiên cứu và hiếm khi được thúc đẩy trong quản lý nghề cá.
Khái niệm Phúc lợi đánh bắt – Catch Welfare: Nhằm mục đích thúc đẩy tính bền vững và lợi nhuận trong đánh bắt cá tự nhiên, bằng cách tập trung vào việc giảm căng thẳng cho các cá nhân trong “phạm vi đánh bắt” rộng hơn, bao gồm các thành phần đánh bắt không mong muốn và được phóng thích.
Điều này sẽ cải thiện tính bền vững bằng cách giảm sản lượng khai thác không mong muốn, tỷ lệ tử vong kèm theo và lợi nhuận bằng cách cải thiện chất lượng thịt và thời hạn sử dụng của sản phẩm. Việc chứng minh mối liên hệ vốn có giữa phúc lợi được cải thiện và chất lượng thịt sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho các bên liên quan áp dụng các thực hành có ý thức về phúc lợi, thông qua việc tạo ra thị trường cao cấp cho các sản phẩm thực phẩm được thu hoạch có chất lượng cao và có đạo đức hơn, cũng như gia tăng giá trị thông qua định giá và cải thiện đạo đức danh tiếng.
Giới thiệu về Catch Welfare Platform: Nền tảng phúc lợi đánh bắt (CWP) sẽ cung cấp cho một mạng lưới các nhóm đa ngành trên toàn thế giới các nguồn lực để giải quyết những thách thức quan trọng trong quá trình chuyển đổi nghề cá toàn cầu sang các hoạt động đánh bắt có ý thức về phúc lợi. CWP được ra mắt vào ngày 1/3/2023 nhằm hướng đến ngành nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các thực hành phúc lợi đánh bắt thông qua đối thoại và hợp tác mang tính xây dựng giữa các bên liên quan. Website: https:// catchwelfareplatform.com/
Những thách thức này bao gồm: Mô tả các mối nguy hiểm mà động vật phải đối mặt trong quá trình bắt giữ; xác định các nguyên tắc khoa học và công cụ để thực hiện phúc lợi đánh bắt; hiểu các rào cản kỹ thuật và kinh tế xã hội để giới thiệu các hoạt động đánh bắt có ý thức về phúc lợi; tạo điều kiện hiểu rõ hơn về lợi ích của phúc lợi đánh bắt giữa các bên liên quan và toàn xã hội thông qua truyền thông và giáo dục hiệu quả.
Quá trình chuyển đổi sẽ tập trung vào các hoạt động đánh bắt thúc đẩy phúc lợi đánh bắt, tức là các phương pháp đánh bắt và xử lý, nhằm giảm thiểu thiệt hại vật chất và tải trọng phân bổ đối với động vật trong quá trình đánh bắt. Dự án coi những hoạt động như vậy là có ý thức về phúc lợi và dự đoán rằng cá teleost ban đầu sẽ nhận được nhiều sự chú ý nhất.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trong nghề cá thế giới, sự tham gia tích cực của các ngành liên quan đến hải sản (đặc biệt là ngư dân) trong dự án CWP là rất quan trọng. Một trong những nhiệm vụ chính là đánh giá xem ngư dân có thể được khuyến khích như thế nào, ví dụ định giá các sản phẩm hải sản với các chỉ tiêu phúc lợi đánh bắt đạt chuẩn.
Đội ngũ quản lý dự án: bao gồm Nghiên cứu chăn nuôi Wageningen (điều phối dự án) – Wageningen Livestock Research, Viện nghiên cứu biển – Institute of Marine Research Bergen, Norway – Nofima. Công ty Tư vấn Michelle Boonstra – sẽ quản lý dự án.
———————————————————-
Nhóm tác giả:
Michael Breen, Institute of Marine Research (Primary Presenter); Themis Altintzoglou, Nofima; Neil Anders, Institute of Marine Research; Michelle Boonstra, Catch Welfare Platform; Endre Grimsbø, UiT The Arctic University of Norway; Thủy Nguyễn Thị Thu, University of Economics HCMC; Bjorn Roth, Nofima; Ragnhild Svalheim, Nofima; Hans van de Vis, Wageningen Livestock Research
Biên phiên dịch:
Thủy Nguyễn Thị Thu, University of Economics HCMC – thuyntt@ueh.edu.vn