Dầu hạt lanh giàu axit béo n-3 PUFAs có thể cải thiện đáng kể chất lượng thức ăn thủy sản, đặc biệt ở những nước đang phát triển chưa đủ điều kiện kinh tế để sử dụng dầu cá rộng rãi.
Bổ sung chiết xuất củ gừng vào thức ăn, người nuôi tôm có thể ngăn chặn sự hình thành màng sinh học của vi khuẩn Vibrio và bảo vệ tôm trước dịch bệnh chết sớm (AHPND).
Theo các nhà nghiên cứu tại Brazil, tinh dầu húng quế có thể cải thiện tăng trưởng, chức năng đường ruột và hiệu suất nuôi cá rô phi sông Nile giai đoạn còn non.
Con cá kỳ lạ đã bị bắt gọn bởi người nông dân có tên Jorge Chaves, 32 tuổi, ở làng Somate, Sullana, miền bắc Peru.
Từ lượng rác thải 6 đến 8 triệu tấn vỏ tôm, cua mỗi năm mà ngành công nghiệp thực phẩm thải ra, các nhà khoa học tại Mỹ đang tính đến giải pháp tận dụng để chế tạo thành chitin và chitosan – nguyên liệu có thể thay thế plastic.
Giá bột cá tăng cao: Nguồn cung bột cá ngày càng suy giảm và giá tăng cao buộc ngành NTTS phát triển công thức thức ăn mới chứa đạm thực vật thay thế. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cần được tháo gỡ chính là các thành phần kháng dinh dưỡng trong đạm thực vật.
Nghe như khoa học viễn tưởng, nhưng đây là dự án của UAE về nuôi thủy sản kết hợp trồng cây nhiên liệu sinh học. Vấp phải không ít hoài nghi, song những nhà nghiên cứu trong dự án này hoàn toàn tự tin họ sẽ vừa nuôi cá thành công, vừa sản xuất dầu sinh học cho máy bay.
Bệnh Weissellosis là bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá hồi vân, do vi khuẩn Weissella ceti gây ra. Bệnh có thể làm chết cá thương phẩm, gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành thủy sản nước lạnh của nhiều quốc gia trên thế giới.
Tảo đang trở thành “ứng cử viên” đầy hứa hẹn thay thế dầu cá trong tương lai. Sản phẩm cá hồi nuôi thương phẩm bằng dầu tảo của Na Uy đã được đón nhận tại nhiều thị trường trên thế giới.
Một khái niệm nuôi dưỡng thủy sản mới đang khai thác hệ sinh thái ao để khuyến khích cá và tôm nuôi ăn thức ăn tự nhiên bên cạnh thức ăn nuôi trồng thủy sản- một hệ thống có khả năng giảm cả chi phí sản xuất và tác động môi trường.