Đây là tâm điểm của dự án sản xuất vi tảo làm thức ăn cho cá và tái chế các phụ phế phẩm ngành thủy sản thành nhiên liệu sinh học. Kết quả nghiên cứu ban đầu khả quan, mở ra hướng tăng lợi nhuận mới cho người NTTS.
Sáng nay 1/11, tại Hà Nội, Công ty Alltech đã tổ chức Hội nghị khách hàng trong chuỗi sự kiện gồm 15 điểm, tại 13 đất nước trên toàn thế giới.
ProTyton, một thành phần thức ăn protein đơn bào, chứng minh tiềm năng tăng tỷ lệ sống, tăng trưởng và khả năng kháng bệnh.
Trong ao nuôi, tảo có tác dụng tạo màu nước, cung cấp ôxy và cân bằng hệ sinh thái nước ao. Tuy nhiên, sự xuất hiện quá mức của tảo là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Dịch bệnh luôn là mối đe đọa đến quá trình phát triển của ngành thủy sản; nhưng những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhiều giải pháp được đưa ra và cho hiệu quả đáng kể, trong đó, nổi bật nhất là công nghệ vi sinh.
Ngày 20/7, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam, Tạp chí Thủy sản Việt Nam và Dự án Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững công bằng tại Việt Nam (SusV) đã phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc gia về giải pháp kỹ thuật phát triển thức ăn trong nuôi trồng thủy sản; với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện các Bộ, ban, ngành và doanh nghiệp.
Thức ăn chất lượng sẽ cho những con cá nuôi tốt hơn. Và với mục tiêu này, gần đây một khoản tài trợ trị giá gần 276.000 USD từ Quỹ Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm đã được trao cho các nhà khoa học thuộc Sở Thủy sản và Động vật hoang dã của Đại học bang Oregon, Mỹ (gồm Viện Nghiên cứu Hubbs-SeaWorld, Đại học bang Oregon và Reed Mariculture).
Cân bằng dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, chất lượng pellet tốt và kích thích tính thèm ăn của vật nuôi chính là những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của thức ăn cho tôm. Dịch tôm, cá, bột gan mực, bột ngao hay bột nhuyễn thể bởi vậy mới trở thành những nguyên liệu thức ăn nuôi tôm phổ biến tại châu Á.
Chi cục Chăn nuôi – Thú y Kiên Giang sẽ tiến hành xét nghiệm nhanh mẫu tôm giống và trả kết quả trong ngày đối với các bệnh: đốm trắng (WSD), hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và bệnh còi (MBV).
Sở Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Viện Công nghệ Nano (thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ trao sản phẩm hệ thống cảm biến Nano đánh giá chất lượng ao nuôi trồng thủy sản cho 2 doanh nghiệp nuôi tôm trên địa bàn tỉnh vào ngày 27/01 vừa qua.