(Tạp chí Thủy sản Việt Nam) – Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.Cần Thơ cho biết: Chi cục thủy sản vừa kết hợp Trung tâm Giống Thủy sản cấp 1 ở huyện Vĩnh Thạnh – TP. Cần Thơ đã cho đẻ thành công giống cá linh.
(Tạp chí Thủy sản VN) – Tại thôn 3, xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), nhiều hộ nông dân đang ăn nên làm ra nhờ mô hình nuôi cá trê lai. Một trong những người đi đầu và có công lớn trong việc đưa con trê lai về với vùng đất cát nắng nóng quanh năm này là ông Âu Văn Cường, quê ở miền Tây ra đây lập nghiệp.
(Tạp chí Thủy sản VN) – Xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (Bình Định) có tổng diện tích 317 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích trên đê vùng cao triều có 53 ha còn lại tập trung vùng nuôi dưới đê ngoài đầm; diện tích nuôi phương thức bán thâm canh – thâm canh 12 ha; trong đó tôm thẻ 10 ha, tôm sú 2 ha.
(Tạp chí Thủy sản VN) – Thời gian qua nhiều ngư dân ở xã Vạn Hưng, (Vạn Ninh Khánh Hòa) đã thí điểm thành công mô hình nuôi tu hài. Đây là mô hình hợp tác giữa Sở NN&PTNT Khánh Hòa và Trung tâm Bảo tôn sinh vật biển (MCD) Hà Lan.
(Tạp chí Thủy sản VN) – Tận dụng mặt nước của khu đìa rộng mênh mông trong địa phương mình, các anh Minh, Thắng và Xuân (phường Cam Nghĩa, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa) đã đắp bờ chia nhỏ tạo thành các ao nuôi cá chẽm. Trong khi hầu hết các loài thủy sản nuôi khác đều bấp bênh thì nghề nuôi cá chẽm thương phẩm luôn mang lại lợi nhuận khá cao và đặc biệt là rất ổn định.
(Tạp chí Thủy sản VN) – Đầm Nha Phu nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang chừng hơn 20km về phía Bắc, diện tích mặt nước vào khoảng 4000 ha tùy theo thủy triều lên xuống. Với độ sâu trung bình vào khoảng 1,5m và được cung cấp nước ngọt bởi nhiều con sông như sông Dinh, Rọ Tượng, Đá Bàn… nên nơi đây có sự đa dạng sinh vật biển hiếm có. Ngư dân ở đây đã biết cách làm giàu từ những lợi thế địa phương mình bằng cách nuôi các loài thủy sản có giá trị, trong số có con vẹm xanh.