(TSVN) – Chủ động ứng phó với những biến động về giá như hiện nay, người nuôi ngày một quan tâm hơn đến các phương án giúp quản lý và vận hành ao nuôi hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị thành phẩm, từ đó hướng đến gìn giữ nghề nuôi bền vững.
Cá lóc hiện được xem là một trong những đối tượng được người nuôi ưu tiên lựa chọn vì những đặc tính nổi trội như ăn tạp, có sức sống cao, thích nghi tốt với điều kiện nuôi mật độ dày. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp với đặc tính của chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa các khoản đầu tư cho thức ăn, bảo vệ chất lượng nước, giảm rủi ro về dịch bệnh.
Chất lượng thức ăn thủy sản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước ao nuôi, sức đề kháng cũng như các bệnh và dị hình trên cá lóc. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch bệnh trong khoảng 3 – 4 tháng sau khi thả cá (hay còn gọi là hiện tượng bể hầm), khiến cho chi phí sản xuất tăng lên đáng kể.
Với tinh thần tối ưu hóa chi phí sản xuất, Micro và Hydra được Skretting phát triển như 2 giải pháp hữu hiệu giúp cá hấp thu triệt để nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao chất lượng môi trường nước trong suốt quá trình nuôi.
Nếu chủ động được nguồn thức ăn cho cá, bà con có thể thả nuôi quanh năm. Nhưng theo kinh nghiệm đúc kết được từ những hộ chăn nuôi cá lóc lâu năm, chúng tôi có một số lưu ý như sau:
Nếu chủ động được nguồn thức ăn cho cá, bà con có thể thả nuôi quanh năm. Nhưng theo kinh nghiệm đúc kết được từ những hộ chăn nuôi cá lóc lâu năm, chúng tôi có một số lưu ý như sau:
– Vụ 1: chính vụ. Bắt đầu thả cá vào tháng 4 -5 âm lịch và thu hoạch vào tháng 8 – 9 âm lịch. Thời tiết chính vụ dịu mát, nguồn thức ăn dồi dào là điều kiện thuận lợi cho cá lớn nhanh, sinh trưởng và phát triển mạnh. Hơn nữa, nguồn thức ăn sẵn có, dồi dào và chi phí rẻ hơn.
– Vụ 2: bắt đầu vào tháng 8 -9 âm lịch và thu hoạch vào tháng 12 hoặc tháng giêng năm sau. Trong giai đoạn nuôi trồng này, nguồn thức ăn tới từ phụ phẩm thủy sản tự nhiên là chủ yếu.
– Vụ 3: bắt đầu từ tháng giêng đến hết tháng 7. Giai đoạn này cá lớn chậm hơn do thời tiết nắng nóng, nên bà con cần phải chú ý đến mật độ thả và quản lý nước tốt hơn
Cá ở giai đoạn giống yêu cầu hàm lượng lớn chất đạm với tỉ lệ các axit amin chính xác để xây dựng cơ thể và hoàn thiện các hệ cơ quan chức năng. Ngoài ra, chất lượng môi trường cho vật nuôi thủy sản ở giai đoạn này là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, thức ăn không chỉ phải vừa đủ mềm để hệ tiêu hóa còn đơn giản của cá dễ hấp thu, mà cần phải đạt được độ cứng nhất định để bền trong nước, tránh thất thoát chất dinh dưỡng và ô nhiễm môi trường nuôi.
Bộ sản phẩm Micro và Hydra không chỉ thỏa mãn được những yêu cầu về dinh dưỡng của cá (tăng sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng cao, cá lớn nhanh, không gây dị dạng, FCR thấp), nhu cầu của thị trường (an toàn, cá có hình dáng đẹp, màu sắc và hương vị tự nhiên), và các chỉ tiêu về kỹ thuật (tăng chất lượng nước ao, chi phí đối phó dịch bệnh giảm, cá phát triển đồng đều). Nhờ đó, mà người nuôi đã có thể chủ động sản xuất ra đàn cá thành phẩm có giá trị cao hơn, với chi phí đầu tư hiệu quả hơn.
Thông thường, ở các trại giống tốt hiện nay, cá giống dưới cỡ lồng 5 (khoảng 0,6g) đã được làm quen với thức ăn công nghiệp Micro. Vì vậy, cá giống từ các trại này khi mua về thả vào vèo đã có thể bắt đầu cho ăn hoàn toàn với Micro 80. Ở một số trại giống khác, cá bán ra với kích cỡ lồng 5 đến lồng 7 (0,6 – 1,5 g), người nuôi mang về cần phải tự tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Giai đoạn này, cá giống được nuôi trong vèo với mật độ từ 1.000 – 2.000 con/m2. Sau 3 tuần ươm trong vèo, cá sẽ thích nghi hoàn toàn với mùi vị của thức ăn viên. Quy trình tập ăn này được thực hiện như sau:
– Tuần đầu: sử dụng thức ăn Micro 80 với tỉ lệ 70% thức ăn tươi sống và 30% thức ăn viên. Mỗi ngày tỉ lệ thức viên sẽ được tăng dần.
– Tuần thứ 2: tỉ lệ thức ăn tươi sống giảm dần xuống còn 20% tổng lượng thức ăn hàng ngày, phần còn lại là thức ăn Micro 100.
– Tuần thứ 3: thức ăn Micro 120 được sử dụng với tỉ lệ 80% và tăng dần lên 100% khẩu phần hàng ngày. Ở cuối tuần thứ 3 này, cá thường đã đạt kích cỡ 10g và đã quen với khẩu phần chứa 100% công nghiệp. Cá trước khi xuất đi các trại nuôi thương phẩm được lược lại phân cỡ, giúp con giống trong từng đàn có kích cỡ đồng đều.
Cá giống sau 3 tuần ở trại ươm sẽ được bán và thả vào các hệ thống nuôi phổ biến như nuôi trong ao (mật độ 50 con/m2), nuôi bạt/bồn (mật độ 200 con/m2), và vèo trong ao (mật độ 300 – 400 con/m2). Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu cho cá ăn với thức ăn viên Hydra 2. Hydra là dòng sản phẩm được thiết kế đặc biệt cho cá lóc từ 10 g trở lên, có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp cùng thành phần nguyên liệu giúp cá có hình dáng, màu sắc đẹp, kết cấu và hương vị thịt thơm ngon như cá tự nhiên. Lượng thức ăn cho cá phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, sức khỏe của cá và chất lượng nước. Vì vậy, người nuôi cần lưu ý theo dõi sức khỏe và nhu cầu của cá thường xuyên để tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít. Đồng thời thay nước thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước tối ưu cho sự phát triển của cá. Có thể thay 30% nước ao hàng ngày đối với cá lớn, và 2 – 3 ngày 1 lần đối với cá nhỏ. Bên cạnh đó, định kỳ bổ sung các loại vitamin, khoáng, men hỗ trợ tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cá.
Cá lóc tuy là loài ăn tạp nhưng vẫn có những yêu cầu dinh dưỡng nhất định ở từng giai đoạn phát triển. Bộ sản phẩm Micro và Hydra không chỉ thỏa mãn được những yêu cầu về dinh dưỡng của cá (tăng sức đề kháng, giá trị dinh dưỡng cao, cá lớn nhanh, không gây dị dạng, FCR thấp), nhu cầu của thị trường (an toàn, cá có hình dáng đẹp, màu sắc và hương vị tự nhiên), và các chỉ tiêu về kỹ thuật (tăng chất lượng nước ao, chi phí đối phó dịch bệnh giảm, cá phát triển đồng đều). Nhờ đó, mà người nuôi đã có thể chủ động sản xuất ra đàn cá thành phẩm có giá trị cao hơn, với chi phí đầu tư hiệu quả hơn. Thông qua những sản phầm hàng đầu và đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật tận tình, Skretting mong rằng sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhà nông Việt vững bước vượt qua những biến động của thị trường.
Thanh Trúc