Hàng nghìn người dân đổ xuống sông Vực Rào, xã Xuân Viên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đánh bắt cá trong tiếng reo hò cỗ vũ…
Dự án “Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc” kỳ vọng tạo điểm nhấn mới về du lịch (DL) tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) và vùng lân cận. Qua đó, góp phần đa dạng hóa sản phẩm DL địa phương, kiến tạo không gian trải nghiệm mang nét đặc trưng của vùng đất đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long.
Không biết từ bao giờ ở La Gàn (tỉnh Bình Thuận) có một dải đất nhô ra mặt biển rồi người dân từ nhiều nơi đến định cư, lập nghiệp. Đa phần là dân chài nối nghiệp cha ông, mua thuyền, sắm thúng hàng ngày ra biển đánh bắt con cá, con tôm; còn một số ít hộ dân khai hoang đất mũi làm rẫy trồng hoa màu.
Cách TP. Vũng Tàu chỉ 30 phút phà biển, Di tích lịch sử Chiến khu rừng Sác (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) là một trong những “địa chỉ đỏ” của chuyến hành trình về nguồn được nhiều người lựa chọn trong những ngày tháng 4 lịch sử.
(TSVN) – Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, Cần Thơ là một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Cần Thơ nằm ở trung tâm của ĐBSCL, thuộc vùng hạ lưu sông Mekong. Mặc cho tốc độ kinh tế phát triển nhanh, “Tây Đô” vẫn giữ lại những nét văn hóa đặc trưng của miền sông nước.
Tháng ba là thời điểm bắt đầu mùa du lịch biển đảo. Khi phố xá trở nên chật chội, nóng bức, người ta nghĩ đến biển, nhớ biển với những làng chài bình yên, muốn ngâm mình trong làn nước biển trong xanh, mát dịu, chơi đùa với những con sóng nhỏ…
Đầm An Khê là đầm lớn nhất Quảng Ngãi, nằm trong hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh. Đây là điểm du lịch hấp dẫn, có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, gắn với nhiều câu chuyện lịch sử hàng nghìn năm.
Một ngày đầu Xuân, khi trời yên, biển lặng, làng chài Khê Tân, thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức lễ hội cầu ngư để tạ ơn thần Nam Hải và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa biển bội thu, ngư dân đánh bắt an toàn.
(TSVN) – Người ta nói hễ nhìn vào cảnh vật đẹp đẽ, tức khắc một tâm hồn cũng phải nao lòng. Họ nghĩ chậm lại, sống đỡ vội hơn, thậm chí có khi dừng lại mà ngắm nghía, mà thấm thía. Tôi thì chưa thấy vậy. Hay rằng, do tôi còn quá trẻ?
(TSVN) – Theo quan niệm dân gian, mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Mỗi loại quả bày trên ban thờ những ngày Tết Nguyên Đán đều có ý nghĩa riêng và tuỳ từng vùng miền Bắc – Trung – Nam, các gia đình lại bài trí các loại quả khác nhau.