“Năm nay, thời tiết thuận lợi nên những chuyến bám biển trong vụ cá nam sắp tới của ngư dân cũng được chuẩn bị khá kỹ lưỡng” – ông Huỳnh Văn Thải, Phó chi cục Thủy sản Bình Thuận cho biết.
Việc hỗ trợ phương tiện thông tin liên lạc đã giúp bà con ngư dân yên tâm bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh, trong năm 2013 và 5 tháng đầu năm 2014, đã phát hiện 679 phương tiện vi phạm liên quan đến việc dùng xung điện và thuốc nổ để đánh bắt thủy sản trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, với mức xử phạt hơn 700 triệu đồng.
Đây là số tiền mà tỉnh Phú Yên quyết định hỗ trợ ngư dân trong năm 2014, dành cho 410 tàu với công suất từ 90 mã lực trở lên.
Đối với ngư dân, khó có thể lường hết những hiểm nguy trước muôn trùng sóng gió giữa biển khơi. Vì thế, ngay khi Chỉ thị 46 của UBND tỉnh Bình Thuận về “Thành lập các tổ thuyền đoàn kết khai thác hải sản trên biển” ban hành đã được ngư dân trong tỉnh đón nhận như một chỗ dựa tinh thần, để họ thêm vững tin trong mỗi chuyến vươn khơi bám biển…
Câu kiều bắt cá đuối là một trong những nghề khai thác thủy hải sản đem lại hiệu quả kinh tế cao trong những năm gần đây ở vùng bãi ngang tỉnh Quảng trị.
Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa tiến hành kiểm tra 14 cơ sở thu mua banh lông trên địa bàn hai huyện Giồng Riềng và Phú Quốc, trong đó Phú Quốc có 13 cơ sở.
Trước thông tin Chính phủ sẽ dành gói tín dụng10.000 tỷ đồng để khuyến khích ngư dân đánh bắt xa bờ tạo niềm phấn khởi cho ngư dân. Về các xã ven biển từ Thanh Hải, Khánh Hải (Ninh Hải) đến Phước Diêm, Cà Ná (Thuận Nam) đến đâu cũng nghe ngư dân tính chuyện làm ăn lớn.
Trong những ngày lênh đênh hành nghề trên biển, hơn ai hết ngư dân là những người hiểu nỗi nhọc nhằn và phải đối diện với những nguy cơ, bất trắc không may xảy ra. Dù chung tiếng nói, hay bất đồng ngôn ngữ, dù là cùng người Việt Nam hay công dân của những quốc gia khác nhau, thì ngư dân các nước trong khu vực hành nghề trên Biển Đông luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
Trưa 9/6, có hơn 20 tàu từ ngư trường Hoàng Sa trở về và tàu nào cũng đầy ắp cá tôm. Các tàu nhanh chóng cập bến để bán hải sản cho các công ty thu mua. Từ chủ tàu đến thuyền viên đều gấp gáp như tranh đua với thời gian. Trên cầu cảng số 2, có 5 xe đông lạnh đang tấp nập nhập hàng…