Sau mỗi chuyến đi biển, điều ngư dân lo nhất là thiếu vốn để tiếp tục sản xuất. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ lãi suất để sửa chữa, đóng mới tàu cá. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, các chính sách hỗ trợ này chưa đến được với ngư dân.
Dù bị nghiêm cấm nhưng hiện nay, trên nhiều vùng nông thôn ở tỉnh Quảng Trị vẫn tồn tại nạn đánh bắt thủy sản bằng xung điện.
Khai thác, đánh bắt thủy – hải sản (THS) là ngành trọng điểm của Kiên Giang, hàng năm đóng góp khá lớn cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ tổn thất sản phẩm THS sau thu hoạch còn khá lớn, trong khi các tàu cá hầu như chưa lắp dặt hệ thống hầm lạnh để bảo quản tốt sản phẩm…
Mùa mưa bão đang đến gần, việc chủ động triển khai các phương án để đảm bảo an toàn về người và tàu cá hoạt động trên biển là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác PCBL.
Phú Yên hiện có gần 1.000 tàu cá đang nằm bờ, trong đó có khoảng 670 tàu khai thác xa bờ, nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng cao, giá bán thủy sản thấp, không ổn định nên có hơn 80% tàu thuyền khi về bến bị lỗ vốn. Để động viên ngư dân tiếp tục bám biển, các ngành chức năng và địa phương ven biển Phú Yên đang tập trung chỉ đạo hoạt động khai thác thủy sản đạt hiệu quả, tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ngư dân…
Các cơ quan chức năng thành phố Phan Thiết đã tích cực triển khai thực hiện việc tháo dỡ bẫy tôm hùm con, nhờ vậy chỉ trong một thời gian ngắn hàng ngàn bẫy đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi việc thực hiện Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Mặt trời còn khuất sau những ngôi nhà cao tầng, ngư dân xóm câu tổ 5, KP5, phường Bửu Hòa (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã lần lượt rời bến. Riêng ngư dân Tư Thanh vẫn ngồi chễm chệ trên xuồng máy nhấm nháp cà phê, ngước mắt nhìn các “bóng hồng” tản bộ trên cầu Bửu Hòa.
Từ tháng 4 âm lịch đến nay, rong mơ biển xuất hiện trên vùng biển Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định). Để đảm bảo lượng rong được nhiều, cọng rong già hơn, UBND xã Nhơn Hải đã thông báo không cho khai thác trước ngày 18/5.
Một ngày cuối tháng 5, tôi lên tàu QN 90183TS của thuyền trưởng Đào Văn Thuân, xuất phát từ cảng Thanh Lân (Cô Tô) thẳng tiến ra vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ. Nghề làm báo cho tôi nhiều cơ hội được đi, đến và thấy nhiều vùng đất nhưng có lẽ chuyến theo tàu đi câu khơi lần này để lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất về điểm đến giữa muôn trùng sóng gió, nơi đem lại những khoang cá bạc cho từng đoàn tàu của ngư dân.
Người đánh bắt cá, lươn bằng xuyệt điện đi qua thì cánh đồng, khúc sông “ngoắc ngoải” bởi sự đánh bắt tận diệt của con người. Trên thực tế, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện đang tăng dần, môi trường sống bị đe dọa nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt…