Nhiệm vụ chống khai thác IUU tại Phú Yên được cả hệ thống chính trị tỉnh tham gia; ngư dân, chủ tàu đồng thuận, hợp tác thực hiện từng bước mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn nhất định cần tháo gỡ.
Tổn thất sau thu hoạch của các nghề khai thác hải sản hiện nay khoảng 15 – 20%. Mặc dù có giảm so với trước nhưng đây vẫn là con số quá cao. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải giải quyết được vấn đề này.
Trong giai đoạn 2016 – 2019, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện 6 chuyến điều tra nguồn lợi tầng đáy bằng lưới kéo, 1 chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ bằng thủy âm, 1 chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi lớn bằng lưới rê và 144 chuyến giám sát khai thác trên tàu cá ở các vùng biển.
Ghi nhận tại nhiều cảng cá trên cả nước, trên bến dưới thuyền đều tấp nập, hối hả với các hoạt động thu mua, “giải phóng” hàng dưới tàu, tiếp vật tư, nhiên liệu phục vụ những chuyến biển dài bất chấp lệnh cấm biển vô lý của Trung Quốc; bởi với ngư dân biển là nhà, đi biển chính là bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nếu như trước đây, mỗi khi nghe tin có tàu cá bị rượt đuổi ở quần đảo Hoàng Sa, vợ các ngư dân phải tập trung đến các đài canh Icom cộng đồng chờ đợi, nghe ngóng tin tức, chỉ nghe tiếng chứ không thấy hình ảnh. Thì ngày nay, với việc trang bị các thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, ngư dân càng vững tâm hơn khi ra khơi khai thác khi thông tin mỗi chuyến đi đều được theo dõi cụ thể, rõ ràng.
Tính đến giữa tháng 6, đã có 892/1.257 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên tại Nghệ An lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) theo quy định, đạt tỷ lệ 70,9%.
Cường lực khai thác thủy sản hàng năm của nước ta đã vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại vẫn không như mong đợi. Việc giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả khai thác đã và đang đặt ra cấp bách.
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU cũng như kết quả triển khai các quy định của Luật Thủy sản năm 2017; vừa qua, đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản do Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Hùng dẫn đầu đã có buổi làm việc tại một số địa phương như Thái Bình, Quảng Ninh.
Bên cạnh hỗ trợ đóng mới tàu cá khai thác xa bờ có công suất lớn, các đơn vị chức năng của Đà Nẵng và quận Sơn Trà còn hỗ trợ ngư dân ứng dụng công nghệ, thiết bị mới vào khai thác, bảo quản, giúp gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản.
Đa phần các cơ sở đóng, sửa tàu thuyền khai thác hải sản ở nước ta thường phát triển nhỏ lẻ, không tập trung, trang thiết bị chủ yếu là bán cơ giới, ít tiếp cận được với các công nghệ mới. Trình độ nhân lực và quản lý của các cơ sở hiện nay tương đối thấp, chủ yếu hoạt động theo tập quán, kinh nghiệm cha truyền con nối.