Mặc dù đã có quy định cấm hoạt động, khai thác đánh bắt vùng biển tuyến bờ, tuyến lộng, thế nhưng những tàu có công suất lớn hành nghề cào “bay” vẫn ngang nhiên “oanh tạc” những vùng biển này, gây thiệt hại lớn về tài sản của ngư dân vùng bãi ngang và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản…
Làng chài Hòa Thắng – nơi còn nhiều nét hoang sơ, mang nét đặc trưng rất riêng ở vùng biển Bình Thuận.
Do sóng to, gió lớn, tàu cá mang số hiệu TH – 90600 – TS của ông Nguyễn Văn Liên, xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) bị chìm. Bảy ngư dân được cứu sống, hai ngư dân mất tích chưa được tìm thấy.
Sau nhiều ngày phải nằm bờ do biển động, những ngày qua, hàng trăm tàu cá của ngư dân Lý Sơn khẩn trương sửa chữa lại máy tàu, chuẩn bị ngư cụ, tiếp thêm nhiên liệu cùng lương thực, thực phẩm để vươn khơi bám biển, bám ngư trường. Đây cũng là phiên biển cuối năm Nhâm Thìn, trước khi bước vào một mùa biển mới.
Nhờ thành lập tổ, đội đoàn kết, ngư dân TT – Huế đã vững vàng ra khơi, hỗ trợ nhau, mang về những tàu cá bội thu. Từ “kênh thông tin” của ngư dân bám biển, đã góp phần củng cố, bảo vệ chủ quyền, lãnh hải Tổ quốc.
Tại TP. Phan Thiết, Bình Thuận, từ khi Quyết định 48 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa có hiệu lực, Phan Thiết đã đẩy nhanh tiến độ lập thủ tục hồ sơ các tàu cá khai thác xa bờ, đề nghị UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ nhiên liệu… góp phần giúp ngư dân có điều kiện vươn khơi và yên tâm bám biển.
Hiện nay việc khai thác hải sản không đúng quy định về ngư trường, sử dụng mắt lưới nhỏ hơn giới hạn cho phép, sử dụng chất nổ, xung điện vẫn tái diễn trên địa bàn tỉnh.
Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Nam Định (Sở NN và PTNT), mỗi năm, toàn tỉnh khai thác được trên 100 nghìn tấn sứa và hàng nghìn tấn sứa ăn liền của các doanh nghiệp trong tỉnh đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Sứa được khai thác tập trung ở các huyện: Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng…
Mặc dù vào mùa biển nhưng nhiều ngư dân huyện Tư Nghĩa không thể ra khơi được đành cho tàu nằm bờ vì cửa biển Cổ Lũy đang bị bồi lấp nghiêm trọng. Hơn 1.300 tàu, thuyền cùng hàng ngàn ngư dân của huyện Tư Nghĩa rơi vào cảnh khó khăn.
Những năm qua, tuy sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt cao, nhưng sản lượng đưa vào chế biến xuất khẩu được chỉ chiếm 40 – 50%. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng hải sản sau khai thác không cao.