T2, 06/07/2020 10:19

Khi vụ nuôi mới bắt đầu (tiếp)

Chưa có đánh giá về bài viết

Vào vụ mới, người nuôi cần chuẩn bị ao tốt, chọn con giống đảm bảo… để tạo điều kiện cho tôm nuôi phát triển. Dưới đây là một số kỹ thuật cần lưu ý.

Khi vụ tôm mới bắt đầu (Kỳ trước)

Thức ăn và quản lý thức ăn

Để giảm chi phí nên chọn thức ăn có hệ số thấp và độ đạm thấp hơn từ 35-40%.

Cách xác định lượng thức ăn hàng ngày:

Tổng khối lượng tôm = Khối lượng trung bình của 1 con tôm x số tôm thực tế trên cơ sở lượng giống thả và ước lượng tỷ lệ sống theo thời gian.

Dựa trên tổng khối lượng tôm để xác định được lượng thức ăn hàng ngày. Thông thường, cỡ tôm 1-5 g cho ăn bằng 7-10 % trọng lượng thân; tôm 5-7 g cho ăn 4-7% trọng lượng thân; tôm 10-20 g cho ăn 3-4% trọng lượng thân.

 

Quản lý thức ăn

Kiểm tra sàng hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho tôm nuôi – Ảnh: Trần Út

Thả tôm 10 ngày cho thức ăn vào sàng để tôm làm quen sau này dễ kiểm tra.

Bỏ thức ăn trong sàng nên căn cứ vào khối lượng tôm và kiểm tra sàng chặt chẽ.

Lượng thức ăn trong sàng = Lượng thức ăn trong ngày x % Thức ăn trong sàng x số lượng sàng.

Theo dõi cường độ bắt mồi hàng ngày và cứ mỗi cữ (lần) cho ăn để điều chỉnh phù hợp.

Theo dõi sự lột xác để điều chỉnh lượng thức ăn: giảm thức ăn trong khi tôm lột xác và tăng thức ăn sau khi tôm lột xong.

Điều chỉnh lượng thức ăn theo sự biến động của thời tiết và môi trường nuôi.

Bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… giúp tôm tằng cường miễn dịch và phòng ngừa bệnh.

 

Chăm sóc, quản lý ao nuôi

Cho tôm ăn theo quy trình hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn, dựa trên thực tế để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Tránh cho ăn dư thừa gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi.

Quạt nước, sục khí theo quy trình kỹ thuật, tăng cường khi thời tiết biến động và vào những tháng cuối chu kỳ nuôi.

Hàng ngày kiểm tra các yếu tố như: pH, độ mặn, độ kiềm, khí độc… Khi pH không phù hợp (cao hoặc thấp) dùng vôi bón xuống ao để điều chỉnh. Trong trường hợp độ mặn giảm đột ngột khi mưa thì phải điều chỉnh bằng cách cấp nước mới hoặc nâng độ mặn bằng muối hột.

Khi nhiệt độ ao nuôi tăng cao, cần giảm thức ăn, tăng cường quạt nước sục khí; bổ sung Vitamin C giúp chống sốc cho tôm. Nhiệt độ thấp, mưa dài ngày cần giảm thức ăn và tăng cường dinh dưỡng cho tôm.

 

Quản lý chất lượng nước

Làm sạch đáy ao bằng các phương pháp sau:

Sử dụng chế phẩm sinh học gây màu nước giúp phát triển phiêu sinh vật, tảo, ổn định chất lượng nước. Quản lý thức ăn tốt, tránh dư thừa sinh ra bùn đáy nhiều và khí độc. Duy trì ổn định sự phát triển của các loài tảo có lợi: Quan sát màu nước ao nuôi để có các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

Trong quá trình nuôi, hạn chế việc thay nước và sử dụng hóa chất diệt khuẩn.

Luôn duy trì các yếu tố thủy lý, thủy hóa ở ngưỡng cho phép thích hợp như:

 

Phương pháp quản lý môi trường

Chỉ nên thay nước khi các yếu tố nằm trong khoảng không thích hợp, kéo dài và xử lý nhưng không thành công, đặc biệt khi pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5.

Cần đảm bảo và tăng cường độ sâu mực nước trong ao từ 1,2-1,4 m nhằm ổn định môi trường, tránh tôm bị sốc khi môi trường thay đổi…

Đối với ao nuôi có độ kiềm thấp (<60 mg/l) nên sử dụng thường xuyên vôi nông nghiệp với liều lượng 15-20 kg/1.000 m3 nước, 7-10 ngày/lần. Khi những ngày mưa, thời tiết thay đổi tăng cường sử dụng vôi.

Với những ao có tảo phát triển quá mạnh, pH tăng cao cần thay 20-30% lượng nước, sau đó dùng đường cát 2-3 kg/1.000 m2, hòa tan tạt đều xuống ao vào lúc 9-10 h sáng, mở máy quạt nước, sục khí.

Dùng chế phẩm sinh học định kỳ trong suốt vụ nuôi để duy trì, đảm bảo môi trường, phân hủy chất thải và khí độc trong ao nuôi…

>> Vào cuối giai đoạn nuôi, đặc biệt trước khi thu hoạch cần sử dụng các loại thức ăn có hàm lượng Ethoxyquin cho phép. Cần hợp đồng với cơ sở thu mua để thu hoạch gọn, tránh bị ép giá.

Đoàn Quân

“Kỹ thuật nuôi tôm – rừng kết hợp”

Tài liệu này giúp ngư dân kỹ thuật nuôi tôm nhằm mục đích đạt được sản lượng và thu nhập ngày càng cao trong hệ thống nuôi kết hợp tôm – rừng ở ĐBSCL, với những kỹ thuật đơn giản, thông thường giúp ngư dân từng bước gia tăng sản lượng mà ít bị rủi ro, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái. Cuốn tài liệu cho người nuôi tôm thấy được tầm quan trọng của rừng ngập mặn (RNM), cách trồng và chăm sóc RNM như thế nào và làm thế nào để nâng cao năng suất nuôi tôm. Qua 6 bước của kỹ thuật nuôi tôm – rừng từ khâu thiết kế vuông nuôi đến chuẩn bị ao, thả giống… quản lý ao, thu hoạch sẽ giúp cho ngư dân và người nuôi tôm RNM trả lời những câu hỏi đó.

Những kỹ thuật và khuyến cáo trong tài liệu này dựa trên kinh nghiệm của dự án hợp tác nghiên cứu trong 6 năm của Chính phủ Việt Nam và Australia, được tài trợ bởi Chương trình thủy sản của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia  (ACIAR).

                                                                                                Tuấn Tú

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!