Các nhà khoa học thế giới đã tốn nhiều công nghiên cứu, nhằm tái tạo các rặng san hô trên toàn cầu. Bài báo (tóm lược) sau đây của Gavin Haines, phóng viên BBC News, cung cấp cho bạn đọc những thông tin tốt lành đó.
Người dân Châu Thành (An Giang) khai thác rất tốt lợi thế mùa nước nổi với nhiều mô hình đa dạng, như: Canh tác hoa màu, phát triển các loại cây trồng trên mặt nước, khai thác thủy sản tự nhiên và nuôi cá, tôm trong chân ruộng, ao hầm, nuôi lươn trong bồn… Tuy vậy, trước tình trạng lũ kiệt nhiều năm nay, địa phương này đang mở rộng dần diện tích canh tác lúa vụ 3 và người dân thay đổi cách thức làm ăn mùa nước nổi.
Mấy năm gần đây, người dân vùng lũ An Giang luôn phải mỏi mòn chờ… con nước lên đồng. Và họ cũng đã tập làm quen, thích nghi với tình trạng “đói” lũ dù mưu sinh có vất vả hơn. Tháng 10 thường là thời điểm lũ đạt đỉnh cao nhất nhưng đến những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 này, mực nước ở vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu vẫn còn khá thấp. Những người dân theo nghề đánh bắt thủy sản mùa nước nổi thêm một lần nữa thất vọng.
Thời gian gần đây, khoảng 20 phương tiện cào khơi (còn gọi “cào bay”) đến từ tỉnh Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu khai thác thủy sản tại khu vực biển Vàm Láng (thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông). Tình trạng các phương tiện này tận diệt nguồn lợi thủy sản khiến nhân dân trong khu vực vô cùng bức xúc, nhất là ngư dân đang khai thác thủy sản ở hàng đáy sông Cầu.
Để đáp ứng nhu cầu con giống đầu vụ nuôi ở miền Bắc, một số lượng lớn giống cá rô phi được chuyển từ miền Nam ra bằng máy bay. Muốn cá giống khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao, khi vận chuyển cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
Trung tuần tháng 9, chúng tôi có dịp trở lại Phú Hải, một xã nghề cá ở huyện Hải Hà. Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân lên bến cá của xã là sự thay đổi đáng ngạc nhiên. Không còn nhiều những con tàu lớn đậu trên bến, thay vào đó là những chiếc thuyền, bè máy với công suất nhỏ đỗ san sát… Hỏi một lão ngư đang làm việc trên một chiếc thuyền nhỏ, ông bảo: Phú Hải giờ không “đánh lớn” nữa mà “đánh nhỏ” cho chắc ăn…
Nuôi cá nước lạnh là một nghề mới xuất hiện ở một số tỉnh miền núi chừng hai chục năm nay. Những cơ sở nuôi cá nước lạnh nằm cheo leo giữa lưng chừng núi, chỉ một trận lũ quét hay sạt lở đất là toàn bộ hệ thống ao nuôi bị thổi bay. Nuôi cá nước lạnh như đánh bạc với trời, gần đây việc nhập lậu cá Trung Quốc khiến người nuôi cá nước lạnh càng lao đao. Nước mắt của người nuôi cá thay cho nước mắt con cá hồi…
Quy định này ban hành kèm theo Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS của Bộ NN&PTNT quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm thẻ chân trắng.
Cá hồng đỏ (Lutjanus erythropterus Bloch, 1790) là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao, được nuôi khá phổ biến ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hawaii (Mỹ), Philippines, Malaysia. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng thành công quy trình sản xuất giống nhân tạo cá hồng đỏ, đáp ứng được nhu cầu nuôi.
Bước sang tháng tám âm lịch, dạo chợ vùng đầu nguồn, các huyện cù lao, khu vực Tứ giác Long Xuyên… đâu đâu cũng thấy bán cá linh, một sản vật độc đáo mùa nước nổi. Đây là món đặc sản người miệt vườn đến người thành thị đều khoái khẩu. Vì thế, cá linh được dịp lên ngôi, giá bán không hề rẻ.