Ngày 8/3/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; có hiệu lực từ ngày 25/4/2019.
Điều 16. Chức năng của Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản có chức năng hỗ trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
Điều 20. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu sản xuất, ương dưỡng.
Điểm c khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Điều 21. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ.
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Điều 34. Điều kiện cơ sở NTTS
Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
Cơ sở vật chất đối với cơ sở NTTS trong ao (đầm/hầm), bể:
Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bằng vật liệu không ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò rỉ nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
Trường hợp NTTS có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh học không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
Trường hợp cơ sở NTTS thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản này.
Cơ sở vật chất đối với cơ sở NTTS bằng lồng bè, đăng quầng:
Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Trường hợp cơ sở nuôi có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.
Trang thiết bị sử dụng trong NTTS phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.
Điều 42. Phân vùng khai thác thủy sản
Khoản 1 Điều 48 Luật Thủy sản được quy định chi tiết như sau:
Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản như sau:
Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 6 hải lý;
Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.
UBND hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định và công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh.
Điều 43. Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 m đến dưới 15 m hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;
Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 m hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của UBND hai tỉnh.
Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;
Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 m đến dưới 15 m hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;
Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 m hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.
Quy định về treo cờ
Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì treo ở đỉnh cột chính;
Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản này.
Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.
Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.
Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.
Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS).
Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2019.
Phạm Thu