T2, 06/07/2020 12:22

Nhật Bản: Ứng dụng robot thông minh trong nuôi thủy sản

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo báo cáo của Bonnie Waycott cho tạp chí TheFishSite, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực thủy sản đã mở ra hướng đi mới trong kỹ thuật sản xuất và cách thức kinh doanh của các ngư dân Nhật Bản.

Tại tỉnh Tottori miền Tây Nhật Bản (một vựa cá lớn của các loài cá hồi Sakai – Minato hay cá hồi Coho), những loài cá ở đây nổi tiếng với phần vỏ chắc chắn và lớp thịt dày. Năm 2014, sau quá trình nghiên cứu thị trường hai năm, nuôi trồng thủy sản ở đây đã được thương mại hóa bởi công ty chế biến thủy sản Nissui. Các hộ nuôi cá hồi tại đây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghệ mới với robot cho ăn tự động Nissui, có khả năng cung cấp đủ lượng thức ăn để duy trì tốc độ tăng trưởng của cá nuôi ngay cả khi điều kiện thời tiết xấu. Những chú robot này cũng giúp ngăn ngừa lượng thức ăn thừa tạo ra chất thải và gây ô nhiễm môi trường biển.

robot nissui

Robot Nissui có thể cho cá ăn theo một lịch trình cố định, trên những con robot này có gắn chip cảm biến để nhận biết xem cá đang tấn công mồi giả hay không. Dựa trên các kết quả thu được, số lượng thức ăn cho cá phân phối bởi những máy xay của robot được điều chỉnh, giúp làm giảm các chất thải của thức ăn dư thừa, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác động lên môi trường biển. Các robot được thiết kế sẵn mồi giả để rằng cá có thể kéo về, tùy thuộc vào số lần xảy ra, cùng đó đo lường sự thèm ăn và tối ưu hóa lượng thức ăn cho phù hợp. Ngoài ra, trên những chú robot này được gắn cảm biến cảm giác ngon miệng, cảm biến ôxy hòa tan, đo nhiệt độ nước và cả một chiếc máy ảnh, giúp kiểm tra thông tin trên máy tính cá nhân hoặc điện thoại di động một cách dễ dàng.

nhật bản ứng dụng robot thông minh trong nuôi thủy sản

Mới đây nhất, nhà điều hành viễn thông DoCoMo đã phát triển thiết bị đo lường nhiệt độ biển và chiếc phao thông minh (ICT) có thể đo nhiệt độ nước biển tại trang trại nuôi hàu và rong biển trong khu vực Tohoku, nơi có số lượng các trang trại nuôi trồng thủy sản ven biển bị thiệt hại nghiêm trọng trong trận động đất ngày 11/3/2011. Mục đích của DoCoMo là cải thiện năng suất của các trang trại nuôi hàu và rong biển bị ảnh hưởng bởi thảm họa ngày 11/3 và giúp họ sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Tám chiếc phao thông minh đã được đặt tại các trang trại ở ngoài thành phố Higashi Matsushima ở tỉnh Miyagi. Làm việc ở độ sâu 1,5 – 2 m, những chiếc phao thông minh sẽ đo nhiệt độ trong nước mỗi giờ, dữ liệu được tích lũy vào một máy chủ. Những phao này có tính năng truyền thông tin và một bộ cảm biến có khả năng liên kết trực tiếp với một điện thoại thông minh và máy tính bảng ứng dụng, cung cấp thông tin đến người dùng như đọc nhiệt độ nước được cập nhật vào từng thời điểm trong ngày.

DoCoMo có ý định chia sẻ và phát triển bí quyết của họ với các trang trại nuôi cá trên khắp Nhật Bản và đồng thời sẽ trang bị thêm nhiều cảm biến đo các thông số khác (như hướng gió, tốc độ gió, độ cao sóng và thông tin thời tiết) để ngư dân có thể nâng cao năng suất thu hoạch hàu và rong biển vào đúng thời điểm trong năm. Các thử nghiệm trên phao thông minh đã bắt đầu tháng 3/2016 và dự kiến sẽ tiếp tục cho đến cuối tháng 3/2017.

Nghĩa Dương

Bonnie Waycott

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!