(TSVN) – Hỏi: Để nuôi bào ngư trong lồng bè thì nên thiết kế lồng nuôi sao cho phù hợp với sự phát triển của bào ngư?
(Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận)
Điều kiện thả bào ngư cần có gồm nước có độ mặn cao, ổn định: 29 – 32‰; nhiệt độ: 18 – 300C; độ pH: 7,5 – 8,5; hàm lượng ôxy hòa tan > 5 mg/l; Các thông số môi trường khác nằm trong giới hạn cho phép đối với vùng NTTS theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển. Sử dụng lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ (3 – 4 mm), kích thước (50x40x30) cm có dùng móc nhựa gài nắp để tiện kiểm tra và cho ăn. Lồng được treo trên bè nổi cách nhau 0,5 m và ở độ sâu 2 – 5 m. Bè nổi thiết kế giống bè nuôi tôm, cá biển; có thể nuôi bào ngư ở trên, nuôi tôm hùm ở dưới. Lồng bè được cố định bằng neo sắt có khối lượng 50 – 100 kg/cái. Bè được thiết kế di động để thuận tiện di chuyển khi cần thiết. Lồng nuôi đặt nơi tương đối kín gió, không có sóng lớn, xa cửa sông, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, đặc biệt vào mùa mưa. Độ mặn khu vực đặt lồng ổn định 30 – 35‰, độ sâu 6 – 8 m. Trên mỗi mặt lồng được thiết kế nắp lưới buộc chắc bằng dây và có thể mở ra khi cần, trên mặt lồng dùng các miếng xốp mỏng che chắn, tránh ánh sáng chiếu vào, vừa giảm quá trình tạo rong rêu, vừa tạo bóng mát cho bào ngư. Vật bám thường được làm bằng ống nhựa PPC, có màu tối, kích thước của một vật bám có chiều dài 30 – 40 cm và đường kính 20 cm, có hộ dùng phao tròn khoét lỗ và cho vật bám vào bên trong.
(Nguyễn Thành Vinh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu)
Đây là bệnh lột xác dính vỏ thường gặp ở tôm càng xanh với ấu trùng ở giai đoạn từ 10 – 22 ngày. Trong giai đoạn lột xác vỏ sẽ dính lại ở chân ngực khiến ấu trùng không bơi được và chết. Thông thường cứ 100% con lột xác sẽ bị dính từ 10 – 30% bị nhiễm. Tôm lột xác dính vỏ là do thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, lượng ôxy trong nước thấp, nước ao bị ô nhiễm do mùn bã hữu cơ dư thừa nhiều, tôm thiếu khoáng. Do đó, cần bổ sung thêm khoáng vào thức ăn, định kỳ thay nước, thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe của tôm, tránh thức ăn dư thừa, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Phòng trị bằng cách, cho Formalin 10 – 15 ppm kích thích tôm dễ lột xác, cho thêm lecithin vào trong thức ăn, giúp hạn chế mắc bệnh.
(Phạm Văn Quang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh)
Ngay sau mưa lũ, người nuôi cần kiểm tra bờ ao, cống cấp thoát nước, đăng lưới, để biết được tình trạng ao nuôi và lượng thủy sản nuôi có thất thoát hay không. Sau đó tiến hành thu dọn, vớt rác, lá cây, thân cây bị đổ xung quanh để làm sạch ao và tránh lá cây bị thối gây ô nhiễm nguồn nước trong ao. Tiến hành theo dõi các hoạt động của thủy sản nuôi như màu sắc cơ thể, hình dạng bên ngoài, sức ăn… để kiểm tra sức khỏe của tôm, cá nuôi. Kiểm tra các thông số môi trường như pH, độ mặn, DO, NH3, độ đục… để có biện pháp xử lý kịp thời. Sau mưa lũ, lượng nước trong ao thường lên cao, vì vậy cần xả bớt lượng nước tầng mặt trong ao để duy trì mực nước thích hợp và tránh gây ra hiện tượng phân tầng nước. Sau khi mưa lũ mới cho thủy sản ăn trở lại nhưng chỉ cho ăn với lượng 30 – 50% so lúc bình thường. Đồng thời tiến hành bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, cá. Các bệnh thường gặp trong thời điểm này chủ yếu là do ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra. Vì vậy, cần phòng bệnh cho thủy sản nuôi bằng cách cho tôm, cá ăn đầy đủ, tránh những thức ăn bị hư, thối, đồng thời bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn của tôm, cá. Dùng thuốc hay hóa chất tắm cho cá trong ao nuôi như muối ăn 2 – 4%, CuSO4 2 – 5%, Formalin 25 – 30 ppm hoặc phun trực tiếp xuống ao với liều lượng nhỏ hơn 10 lần. Đối với lồng bè, có thể treo túi vôi hoặc viên TCCA (Vicato) theo hướng dẫn để phòng bệnh.
Ban KHKT