Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình trạng khan hiếm nghêu giống ngày càng diễn ra gay gắt hơn bởi nhu cầu nghêu giống thả nuôi ngày càng lớn. Mỗi năm, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cần tới hàng tỷ con giống.
Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.
Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những thế mạnh mang lại nguồn thu lớn cho huyện Đông Triều nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành thuỷ sản Đông Triều đã gặp không ít khó khăn. Trong đó, việc cung ứng con giống là một trong những mặt còn nhiều hạn chế…
Thị trường có nhu cầu lớn, lượng cá ngừ khai thác thường không đủ đáp ứng. Do vậy, việc phát triển nghề nuôi thương phẩm cá ngừ là rất cần thiết.
Mỗi năm, nông dân Kiên Giang cần trên 4 tỷ con tôm giống để thả nuôi nhưng năng lực sản xuất trong tỉnh chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Thế là tôm giống kém chất lượng khắp nơi tràn vào các vùng nuôi cả bằng đường bộ lẫn đường thủy. Đáng chú ý, “vựa tôm” ĐBSCL nhiều tỉnh đang rơi thảm cảnh giống Kiên Giang.
Thuốc kháng sinh có tác dụng kìm chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong sản xuất con giống, nhất là tôm giống, đã mang lại nhiều hệ lụy không đáng có.
Trong các loại ký sinh trùng gây bệnh cho cá thì sán lá là một trong những tác nhân gây hại lớn nhất, đặc biệt với cá giống nước ngọt, nguy hiểm hơn, sán lá còn là mối nguy hại với sức khỏe con người.
Đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) tại Khánh Hòa, do thầy giáo Nguyễn Địch Thanh, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm đã mở ra nhiều cơ hội trong vấn đề chọn đối tượng mới cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Khoảng chục năm trở lại đây thì nghề nuôi Sá sùng ở huyện Vạn Ninh được nhiều người biết đến, góp phần rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân tại địa phương. Vừa qua, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 Nha Trang đã nghiên cứu thành công “quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng”. Sau khi được chuyển giao kỹ thuật, một số người dân tại địa phương đã áp dụng phương pháp này và cho hiệu quả khả quan.
Huyện Cai Lậy đang thí điểm ương cá tra giống theo hướng an toàn sinh học, nhằm cải thiện chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu nuôi cá tra xuất khẩu. Toàn huyện có 350 ha ương cá giống, trong đó diện tích ương cá tra giống chiếm khoảng 30%, chủ yếu ở xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc và Tân Hội.