Ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước đã sáng tạo trên mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi tôm quảng canh cải tiến bằng hình thức chia nhỏ vuông tôm để chăm sóc. Nhờ đó, năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.
Việc phát triển những mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) xen canh theo hướng VietGAP đã được triển khai thành công tại Hà Tĩnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới trong NTTS.
Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ ở tổ dân phố 2 và 10, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã giúp hộ nuôi có lãi so với nuôi các loại cá khác.
Hiệu quả và bền vững đang là yêu cầu cấp bách được đặt ra đối với công nghiệp nuôi trồng thủy sản toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn thủy sản phát triển nhanh như hiện nay. Đến nay, đã ghi nhận 5 đổi mới giúp cải thiện thực trạng của ngành này.
Đề tài: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá nác hoa thương phẩm tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn” được Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình hỗ trợ Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai.
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở LÐ-TB&XH chọn hộ ông Nguyễn Hoàng Sỹ, ấp 18, xã Khánh Thuận, huyện U Minh để thực hiện mô hình dạy nghề ương cá bổi giống trên đất rừng.
Đây là mô hình được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Cà Mau thực hiện tại hộ ông Nguyễn Hoàng Sỹ (ấp 18, xã Khánh Thuận, huyện U Minh), bước đầu đem lại kết quả khả quan.
Theo khung lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông Nghiệp vụ nuôi tôm nước lợ hàng năm kết thúc vào 31/7, nhưng hiện người nuôi vẫn thả giống đối với các địa bàn có điều kiện thuận lợi. Khung lịch thời vụ không thay đổi, việc nuôi tôm ngoài khung thời vụ không được khuyến khích, đặc biệt là đối với hộ nuôi nhỏ lẻ, những hộ nuôi không đủ điều kiện về hệ thống ao chứa chất thải, ao lắng lọc, những vùng nuôi không đủ điều kiện về nguồn nước phù hợp
Gần đây, ở một số địa phương xuất hiện việc người dân tự ý chuyển đổi từ nuôi tôm, cá nước ngọt sang nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) do thấy lợi nhuận bước đầu khá hơn. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tế ở các địa phương khác và nghiên cứu của cơ quan chuyên môn, hoạt động này có thể gây hậu quả tiêu cực đối với sản xuất trong vùng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ.
Tại xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa, nhờ thực hiện nuôi xen canh, luân canh đa thời vụ các đối tượng nuôi như tôm rảo, cua, cá và đưa một số loài mới vào thả nuôi, đã đem lại giá trị cao hơn khoảng 30%.