Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu Sở NN&PTNT làm việc với lãnh đạo huyện Châu Phú, Phú Tân… chấm dứt việc thả nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) tại các địa phương này.
Đến các vùng nuôi tôm trọng điểm tỉnh Sóc Trăng những ngày này, thấy tràn ngập không khí phấn khởi, khi người nuôi tôm được mùa, trúng giá. Trong nhiều cá nhân, tập thể sản xuất có thu nhập cao, phải kể Tổ hợp tác Toàn Thắng (ấp Kinh Mới, xã Vĩnh Hiệp, thị xã Vĩnh Châu).
Nhờ nuôi sò huyết kết hợp với tôm quảng canh thành công, nhiều nông dân xã An Phúc (huyện Đông Hải) đã vươn lên thoát nghèo.
Vụ nuôi tôm hùm vừa qua nhờ tôm ít bị bệnh, giá bán lại cao nên nhiều hộ dân ở TX Sông Cầu có thu nhập hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là tình trạng ngư dân “mạnh tay” đầu tư vốn để phát triển lồng bè nuôi tôm một cách tự phát đang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại và vỡ quy hoạch vùng nuôi.
Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có ao mương, nên việc khai thác diện tích mặt nước để nuôi các loại cá nước ngọt được các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng quan tâm, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, như mô hình nuôi cá sặc rằn ở huyện Long Phú.
Cá chốt trắng (Mystus planiceps) là loài bản địa sống ở nước ngọt và lợ vùng ĐBSCL, tuy kích cỡ không lớn nhưng thịt thơm ngọt, giá bán cao. Cá được nuôi ghép và nuôi đơn trong ao đầm, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng thu nhập cho các hộ nuôi nhỏ lẻ.
Hiện nay, huyện Kim Sơn đã có 500 ha nuôi tôm bị dịch bệnh, việc cải tạo ao đầm của người nuôi đang gặp khó khăn, cần sự trợ giúp từ nhiều phía.
Trong những năm qua, đời sống của người dân ở thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan không ngừng cải thiện, nâng cao. Đến nay, mức thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 6,2% trên tổng số 1.021 hộ dân. Có được kết quả đó là do thị trấn đã thực hiện tốt phong trào phát triển kinh tế, trong đó chú trọng nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao, điển hình là mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn.
Tại Quảng Ngãi, đến thời điểm này đã có 56 ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích thả nuôi.
Vùng đầm phá và vùng cát ven biển Thừa Thiên – Huế có đến 42 xã, thị trấn thuộc năm huyện, thị xã gồm Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, rộng hàng chục nghìn hécta với khoảng 450.000 người sinh sống, trong đó khoảng hơn 41% dân số đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.