Phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đồng bằng được bao bọc bởi sông Bồ với chiều dài gần 4 cây số. Trong những năm qua, nông dân ở đây nuôi cá lồng bằng tre – lưới nhựa đem lại thu nhập khá lớn, nhưng vẫn còn bấp bênh do không an toàn, cá bị thất thoát vì bão lụt và nạn rạch lưới bắt trộm, làm cho nông dân không yên tâm sản xuất.
Chỉ từ năm 2012 đến nay, số lồng cá quy mô lớn nuôi trên sông Bứa ở địa bàn xã Quang Húc, huyện Tam Nông tăng vọt từ hơn 20 lồng lên đến 126 lồng. Sự phát triển của nghề nuôi cá lồng không những đóng vai trò tích cực khai thác lợi thế mặt nước, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm ở địa phương mà còn mở ra cơ hội để thay đổi kỹ thuật, quy trình sản xuất thủy sản, song cũng tiềm ẩn những vấn đề cần quan tâm.
Hòa Bình có tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thủy lợi, thủy điện, sông, suối lớn.
Theo báo cáo của Phòng Thủy sản, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi, hiện nay trên toàn tỉnh đã có hơn 56 ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi.
Vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng đang đứng trước nhiều khó khăn do diễn biến của bệnh, dịch bệnh trên tôm có dấu hiệu bộc phát trong giai đoạn đầu mùa mưa. Hiện nay ở thị xã Vĩnh Châu mức độ thiệt hại lên đến hơn 46%, có nhiều vùng nuôi mức độ thiệt hại chiếm rất cao, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Ngành Thú Y đang tập trung mọi biện pháp để xác định mẫu bệnh phẩm, cấp phát Chlorine để hạn chế tình trạng lây lan.
Thực hiện Dự án Phát triển nuôi thủy sản mặn lợ, năm 2013 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao nước lợ tại huyện Tĩnh Gia (ảnh), kết quả thành công hơn dự kiến.
Theo Chi cục Thủy sản Đồng Nai, tính đến nay, toàn tỉnh có gần 1.957 ha nuôi tôm các loại, tăng trên 200 ha so với năm 2013. Diện tích tăng tập trung ở hai huyện Nhơn Trạch, Long Thành, chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT).
Do được khuyến khích đầu tư, những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, sôi động cả ở vùng mặn lợ và vùng nuôi nước ngọt. Các đối tượng nuôi được đa dạng hóa có giá trị kinh tế cao và trở thành thế mạnh của tỉnh như: tôm, cá bống bớp, cua biển, cá song, cá diêu hồng.
Xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đang thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng hải sản: tôm hùm thương phẩm, tôm hùm giống, ốc hương… ; năm 2014, phát triển một mô hình nuôi trồng hải sản mới: nuôi ghẹ xanh thương phẩm trên biển.
Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 – 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.