Ngành nông nghiệp ĐBSCL và Vĩnh Long nói riêng nhiều năm qua cũng nhận thức việc nâng cao chất lượng cá tra bằng việc đầu tư xây dựng nhiều vùng sản xuất cá tra đạt chứng nhận GlobalGAP, ASC… nhằm khẳng định thương hiệu cá tra Việt Nam.
Theo dự báo, thời tiết từ tháng 3 đến tháng 4 diễn biến rất phức tạp, đây là giai đoạn tôm thiệt hại cao nhất đã được thống kê, rút kinh nghiệm từ nhiều năm qua. Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh không nên thả giống để tránh thiệt hại mà tập trung vào khâu xử lý ao nuôi, thận trọng hơn trong chọn giống để hạn chế thấp nhất rủi ro cho vụ nuôi năm 2014.
Phú Yên hiện có 105 cơ sở sản xuất giống thủy sản với các quy mô khác nhau, phân bố khá đều tại ba khu vực: huyện Đông Hòa (30,5%), thành phố Tuy Hòa (34,3%) và thị xã Sông Cầu (35,2%). Trong đó, đối tượng sản xuất chính vẫn là tôm chân trắng (27 cơ sở), tôm sú (29 cơ sở). Ngoài ra còn có các cơ sở sản xuất giống cua (09 cơ sở), ốc hương (17 cơ sở) và đối tượng khác 02 cơ sở.
Bắt đầu từ một nông dân tay ngang nghèo khó, anh Dương Thành Tuấn (39 tuổi) đã sáng tạo trong việc nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông (Tây Ninh) và phát triển vùng nuôi thành một thương hiệu riêng, vươn lên làm giàu.
Theo Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở khu vực Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh đã tăng lên hơn 10.000 ha. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là nuôi tự phát.
Thời gian gần đây, khi giá tôm thẻ chân trắng tăng cao thì nhiều hộ dân ở các xã ven biển huyện Bình Sơn đã ồ ạt đào hồ nuôi tôm, bất chấp sự khuyến cáo của chính quyền địa phương và ngành chức năng.
Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều.
38 tuổi, anh Nguyễn Văn Luật ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có cơ ngơi nhiều người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp diện tích 2ha với thu nhập trên 700 triệu đồng/năm.
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) Ninh Bình cho biết: Việc sản xuất, NTTS trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay vẫn diễn ra bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.
Nuôi lươn không bùn dễ quản lý số lượng thức ăn dư thừa và dịch bệnh, lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Đó là ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn được Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh lần đầu tiên triển khai tại gia đình anh Nguyễn Đình Cảnh, thôn Tập Ninh, xã Chi Lăng, (Quế Võ). Mô hình đã đem lại kết quả khả quan, mở ra hướng nuôi trồng thuỷ sản mới cho người nông dân.