Mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được diện tích đất nhỏ, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã phát triển ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều năm qua. Một số hộ dân ở huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) học tập và triển khai mô hình này bước đầu có hiệu quả.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản năm 2013, Chi cục Nuôi trồng thủy sản triển khai dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 12ha tại cơ sở nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đăng Nhân, ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).
Tháng 3/2013, Trung tâm Thủy sản Tuyên Quang phối hợp Trạm Khuyến nông huyện Chiêm Hóa triển khai mô hình nuôi xen canh cá – lúa tại thôn Làng Tạc, Làng Non (xã Yên Nguyên).
Những năm gần đây, nhờ phát triển mô hình nuôi ếch kết hợp thả cá nên nhiều hộ chăn nuôi ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từng bước cải thiện kinh tế, ổn định thu nhập gia đình. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn khá mới, người dân tự phát mở rộng diện tích thả nuôi, nên trong quá trình sản xuất còn gặp khó khăn và rủi ro cao.
Cùng với việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, những cánh đồng lúa cao sản, mở rộng các dự án chăn nuôi tập trung, gần đây TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh nuôi các loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao.
Lực lượng chức năng và các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về siết chặt quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Tình hình đã tạm yên nhưng hiện nay nhiều người nuôi có tâm lý trông chờ “qua đợt kiểm tra” sẽ tổ chức thả tôm để thu hồi vốn…
Từ tháng 9/2013, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở Anh Khoa (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, Thuận Nam). Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho người nuôi tôm phát triển nghề theo hướng bền vững.
Gần 10 năm nay, UBND tỉnh Đồng Tháp và huyện Tam Nông đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng làm thủy lợi nội đồng, xây dựng hệ thống cống bọng, đê bao lửng chắn sóng, hạ thế điện… tạo thuận lợi cho nuôi tôm càng xanh (TCX) trên ruộng.
Thời gian gần đây, người dân Ba Tri đầu tư mạnh tay hơn để nuôi tôm trong vùng quy hoạch, kể cả khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm biển. Trước tình hình đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Ba Tri đã kiên quyết: không nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa.
Mô hình này có thể nuôi ba ba có thể đem lại lợi nhuận cao hơn nuôi cá hoặc trồng lúa nhiều lần. Điển hình là ông Hồ Đức Nguyên (ấp Phú Thọ, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ), thu lãi trên 100 triệu đồng/năm.