Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.
Đã sắp hết vụ nuôi tôm đợt 1/2013, nhưng đến nay diện tích thả nuôi ở các tỉnh trọng điểm tôm ĐBSCL (Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng) vẫn chưa hoàn thành kế hoạch.
Giá tôm ổn định hơn, dịch bệnh đã hạn chế được phần nào; nhưng người nuôi tôm ở xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vẫn thấp thỏm mong chờ một vụ nuôi “trời yên bể lặng”.
Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.
Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao…
Gần đây, vài nơi vùng ngọt hóa phía Bắc của tỉnh Cà Mau, nhiều nông hộ trồng lúa lâu năm đã lén đưa nước mặn vô ruộng nuôi tôm, khiến chính quyền sở tại lo lắng…
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng Đại học Arizona (Mỹ) vừa tổ chức Hội thảo công bố nguyên nhân gây Hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS). Vấn đề mới đáng chú ý hàng đầu ở đây là thông tin phương pháp nuôi tôm kết hợp với cá rô phi có thể giảm tỷ lệ tôm chết sớm.
17 hộ nuôi cá lồng trên dòng Kênh Than – nơi giao nhau với vịnh Nghi Sơn, thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia đang đứng ngồi không yên bởi hiện cá chết hàng loạt. Mấy ngày qua, có người đã phát ốm vì thất thu hàng trăm triệu đồng, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Sau nhiều vụ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thành công, đến thời điểm này, nông dân vùng nuôi tôm của huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thả nuôi được 155/185ha theo quy hoạch, tập trung chủ yếu ở xã Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh, Long Hưng B.
Vào thời điểm này, nông dân đang bắt tay vào cải tạo đất để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngành chức năng cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa – tôm cho nông dân. Theo lịch thời vụ, nông dân sẽ xuống giống lúa dứt điểm vào cuối tháng 9/2013.