Với 1.000m2 ao nuôi cua đồng, tháng 2/2013, ông Nguyễn Văn Sanh (SN 1957) ngụ ấp Hưng Thạnh Đông, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch được trên 800kg cua đồng thương phẩm, bán giá 50.000 đồng/kg, gia đình ông có thu nhập trên 40 triệu đồng.
Với sự quan tâm từ Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN), Sở KH-CN, năm 2012, huyện Hồng Dân được đầu tư nguồn kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng từ Chương trình Nông thôn miền núi để thực hiện dự án xây dựng các mô hình sản xuất thủy sản nước ngọt trên vùng đất nhiễm phèn mặn (do Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao khoa học công nghệ huyện Hồng Dân chủ trì). Qua đó, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân…
Nguy cơ dịch bệnh bùng phát đã hiển hiện ngay trước thềm vụ 1 nuôi tôm nước lợ năm nay. Nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không dám thả nuôi đúng lịch (ngày 1/3) mặc dù đã cải tạo xong ao nuôi.
Thời điểm này, tại các vùng chuyên canh thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội, người nông dân đang bước vào cuối vụ thu hoạch và chuẩn bị ao nuôi lứa mới. Năm nay, giá các loại cá sau Tết đều tăng nên bà con nông dân rất phấn khởi.
Cá lóc (cá chuối/ cá quả) và cá rô đầu vuông là hai loài cá tự nhiên, thịt thơm ngon được nhiều người ưa thích. Do môi trường sống ngày càng thu hẹp và bị khai thác quá mức khiến cho hai loài này ở ngoài tự nhiên càng trở nên khan hiếm, nhiều nơi có nguy cơ cạn kiệt.
Ngày 21/2/2013, đồng chí Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cùng đại diện Sở NN&PTNT, Sở Công Thương đã có chuyến khảo sát và làm việc với UBND huyện Bình Đại về tình hình chuẩn bị vụ nuôi tôm biển, cung cấp điện cho các vùng nuôi năm 2013.
Theo kế hoạch năm 2013, nông dân huyện Tam Nông sẽ tăng diện tích nuôi tôm càng xanh lên 1.000ha, ước sản lượng đạt 1.700 tấn và sẽ tiếp tục chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho người nuôi.
Giúp bà con ngư dân phát triển kinh tế gia đình theo hướng bền vững, bằng ngân sách từ khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư xây dựng mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm bỏ hoang, mang lại hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha.
Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.
Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh An Giang vừa nghiệm thu thành công dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận tại huyện Thoại Sơn”.