Tới Hải Hà hôm nay chúng tôi không chỉ thấy màu xanh của những đồi chè xanh rì như bấy lâu nay mà còn nhìn thấy màu xanh hy vọng của những mô hình phát triển sản xuất mới.
Với mô hình chăn nuôi tổng hợp, năm 2012, tổng doanh thu của trang trại gia đình chị Luyên đạt trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng.
Năm nay, giá thành nhiều loại thủy sản, đặc biệt là các loại cá truyền thống như mè, chim trắng, rô phi đơn tính, trắm cỏ… có chiều hướng sụt giảm khiến người nuôi thả không yên tâm đầu tư. Trong khi đó, một số loại cá đặc sản như trắm đen, nheo… vẫn có giá khá cao, bình quân từ 100.000 đồng/kg trở lên. Do đó, một số hộ có điều kiện đã chuyển từ nuôi các loại cá truyền thống sang nuôi các loại cá có giá trị cao và tạo được nguồn thu đáng kể.
Đó là khuyến cáo mới nhất của các nhà khoa học trước thực trạng, nhiều nông dân ở các tỉnh miền Bắc đang có xu hướng mở rộng, phát triển nghề nuôi ba ba.
Sau những mùa tôm thất bại, nhiều hộ dân Sóc Trăng khốn đốn vì thua lỗ nặng tưởng chừng đã phải gác “nghiệp nuôi”. Vậy mà, khi chuyển sang nuôi cá kèo, sau vài vụ thu hoạch đã kéo lại vốn, thoát cảnh nợ nần…
Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh Nam Định đã có bước phát triển mạnh, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012, toàn tỉnh có 15.782ha nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi thủy sản nước lợ là 6.157ha, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 9.625ha, tổng sản lượng đạt hơn 53 nghìn tấn thuỷ sản.
Nhằm giúp người dân chủ động về con giống trong nuôi thả thủy sản thâm canh, việc đẩy mạnh nuôi giữ cá qua đông trên quy mô toàn tỉnh là một hướng đi cần thiết.
Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là một hướng đi đúng đắn giúp nhiều người dân ở xã Quảng Thọ (Quảng Trạch) thoát nghèo. Tuy nhiên, do không thực hiện đúng quy trình về kỹ thuật nuôi trồng, không có các phương pháp xử lý nước thải gây ô nhiễm nặng, hình thức nuôi tôm theo kiểu phong trào đã dẫn đến việc tôm chết hàng loạt, nhiều hộ dân nuôi tôm vỡ nợ phải bỏ vào miền Nam làm thuê kiếm sống.
Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản không đúng cách đã để lại những vấn đề nan giải. Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm đang được coi là giải pháp thay thế hữu hiệu. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng thực tế các sản phẩm này vẫn khiến nhiều người lo lắng.