9 tháng đầu năm, huyện Hồng Ngự tăng thêm 20ha diện tích nuôi cá tra mới. Cụ thể, cuối năm 2011, diện tích nuôi cá tra trên địa bàn huyện là 216,6ha, đến nay tăng lên 236,6ha.
Sở KH&CN vừa thành lập Hội đồng khoa học nghiệm thu ba dự án về nuôi thử nghiệm cá lăng chấm; nuôi thương phẩm cá sủ đất, cá chim vây vàng trong lồng bằng thức ăn công nghiệp tại vùng biển Quảng Ninh. Hội đồng nghiệm thu kết luận: cả ba dự án đều thực hiện thành công, góp phần bổ sung đối tượng nuôi mới và mở ra một hướng phát triển mới trong ngành Nuôi thuỷ sản tại Quảng Ninh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa tổ chức “Hội nghị phát triển lúa và xây dựng thương hiệu gạo trên vùng luân canh tôm-lúa ở ven biển ĐBSCL” lần thứ 3 được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng. Với sự đồng thuận cao từ Bộ NN&PTNT, ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển ĐBSCL, các nhà khoa học, doanh nghiệp, đã mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho cây lúa trên vùng đất nuôi tôm.
Đây là tín hiệu tốt để nhân dân phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ để phát triển kinh tế gia đình.
Nhiều hộ dân tại Khánh Hòa đang điêu đứng vì tu hài chết hàng loạt, có nhà trắng tay sau vụ nuôi thất bát. Ông Nguyễn Ngọc Vũ (phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh) cho biết, vụ nuôi vừa rồi, ông đầu tư 1,2 tỷ đồng để nuôi tu hài giống và thịt, tuy nhiên, năm nay dịch bệnh hoành hành, khiến tu hài nhiễm bệnh 100%.
Dịch bệnh lan tràn, giá thành sản xuất cao nhưng giá xuất khẩu giảm, nguyên liệu thiếu… khiến cả người nuôi tôm lẫn các doanh nghiệp chế biến đều rơi vào tình cảnh dở khóc dở mếu.
Dịch bệnh xảy ra trên tu hài nuôi vào cuối 2011 và những tháng đầu năm 2012 đã gây tổn thất nặng nề cho gần 700 hộ nuôi tu hài tại Vân Đồn với hơn 200 triệu con giống cấp 2 bị chết, thiệt hại ước tính trên 200 tỷ đồng. Trước tình hình dịch bệnh, ngành chức năng và huyện Vân Đồn đã vào cuộc, xác định nguyên nhân dịch bệnh và khuyến cáo người nuôi tu hài dừng nuôi trong một thời gian. Tuy nhiên, trong thế khó, người nuôi vẫn “liều” “thả tiền” xuống biển mong lấy lại những gì đã mất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, 9 tháng đầu năm 2012, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 27.218 tấn, đạt 72,91% kế hoạch cả năm, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2011.
Cự ly các lồng, cụm đặt lồng không bảo đảm khoảng cách đề ra, không đáp ứng được yêu cầu xả thải, hòa loãng chất thải, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh…
Trước tình hình diễn biến khí hậu thất thường, triều cường dâng, ngành chức năng đã tìm ra những mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả, bền vững và khuyến cáo nông dân áp dụng. Đó là mô hình tôm – lúa và tôm – cua – rừng.