Theo các DN cho biết, từ cuối tháng 6 đến nay các thị trường NK chính như EU, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia đồng loạt yêu cầu NK cá tra cỡ nhỏ khoảng 3 – 5 oz, tương đương cá từ 650 – 800 gam trở xuống, trong khi trước đó các thị trường này vẫn NK cá tra cỡ trên 1kg, tương đương cỡ XK 8 – 10 oz và 10 – 12 oz. Sự thay đổi đột ngột của nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thiếu cá cỡ nhỏ trong khi cá cỡ lớn lại khó tiêu thụ, giá giảm.
(Thủy sản Việt Nam) – Dù diễn tiến của vụ kiện Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, nhưng thắng lợi bước đầu này phần nào đã giúp ngành thủy sản Việt Nam cũng như các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu… tự tin bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong thương mại quốc tế.
Giới khoa học đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc đưa tôm thẻ chân trắng và con hàu Thái Bình Dương vào danh sách sinh vật ngoại lai xâm hại.
(Thủy sản Việt Nam) – Theo Bộ NN&PTNN, hiện cả nước có hơn 50.000 ha nuôi tôm cần phải nuôi lại, và nhiều ao nuôi cá tra bị “treo” bất chấp giá đang ở mức cao, nguyên nhân vẫn là do người dân cạn vốn. Trên thực tế, Chính phủ đã ban hành những quyết định, thông tư hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên, quyết định thì nhiều nhưng người dân không tiếp cận được vì tài sản duy nhất của họ là sổ đỏ đã nằm tại ngân hàng từ nhiều năm trước.
(Thủy sản Việt Nam) – Trước thách thức đầy cam go do môi trường ngày một suy thoái, dịch bệnh tràn lan đối với nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II khuyến cáo, người nuôi tôm nên liên kết cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cộng đồng bảo vệ thời vụ, môi trường, chia sẻ lợi ích… để nghề nuôi tôm giảm thiểu rủi ro, phát triển bền vững.
(Thủy sản Việt Nam) – Sóng trên Biển Đông chưa “lặng” thì trong đất liền, nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam lại nổi “sóng”, khi bị thương nhân Trung Quốc thu mua ồ ạt. Vấn đề này tuy không mới, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nó lại thực sự “nóng”. Người cung cấp phấn khởi vì bán được giá cao, nhưng doanh nghiệp lại gặp khó và đối với ngành xuất khẩu, liệu có đảm bảo bền vững?
(Thủy sản Việt Nam) – Nếu không có gì thay đổi thì khoảng 14 tháng nữa, ngành thủy sản Việt Nam sẽ có trong tay 125 triệu USD. Với số tiền này, nhiều chuyên gia trong ngành hy vọng sẽ giải quyết vấn đề “đầu tiên – tiền đâu” giúp ngăn chặn dịch bệnh, nâng cao đời sống ngư dân, sản xuất con giống vốn đang “cầm đèn chạy trước ô tô” như hiện nay.
Trước thông tin Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 11-7 ra phán quyết cuối cùng ủng hộ hai trong ba nội dung khiếu kiện cơ bản của Việt Nam trong vụ kiện Mỹ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trần Thiện Hải cho biết: Vasep đề nghị tiếp tục vụ kiện đến cùng để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.
(Thủy sản Việt Nam) Tôm và cá tra là hai trong số ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam nhưng hiện, đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Điều này không chỉ gây hoang mang cho người nuôi, mà còn khiến doanh nghiệp mất đi nhiều cơ hội làm ăn cũng như mở rộng thị trường. Nguyên nhân do đâu?
(Thủy sản Việt Nam) – Theo Công ty Chứng khoán Quốc tế (VIS), thời gian gần đây, động thái mua và bán của khối ngoại diễn ra khá thất thường, đã thay đổi nhiều so với thói quen đầu tư của khối này trong thời gian trước. Diễn biến này đã phản ánh phần nào tâm lý không mấy lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài đối với triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.