Đó là loài rùa sinh sống ở sông Fitzroy có xuất xứ từ Úc.
Quan sát của các nhà khoa học cho thấy, ở mông của giống rùa này có hai cái nang lớn rất trơn, nang trơn có thể giúp cho xoang tiết thực (ruột, niệu quản, tuyến sinh dục của một số loài cá, chim, lưỡng thê, bò sát đều ở trong một xoang) lấy oxi trong nước để kéo dài thời gian chúng lặn ở dưới nước.
Loài rùa sông Fitzroy hô hấp qua xoang tiết thực ở mông.
Trên thực tế đa số giống rùa snapping turtle (rùa nước ngọt lớn nhất ở Bắc Mỹ) cũng đều có thể lấy không khí trong nước thông qua xoang tiết thực. Năm 2002, Toni E. Pries và Craig E. Franklin đã nghiên cứu rùa sông Fitzroy cho thấy, khả năng hô hấp qua xoang tiết thực của chúng có thể đạt đến mức độ mà không loài rùa nào đuổi kịp. Lượng không khí mà loài rùa snapping turtle thông thường hô hấp thông qua xoang tiết thực chỉ chiếm 4% tổng lượng không khí nó nạp vào, trong khi đó, ở rùa sông Fitzroy con số này là 41%, điều đó chứng tỏ gần một nửa lượng không khí được chúng hô hấp qua xoang tiết thực ở mông.