Để hỗ trợ sự phát triển của ngành nuôi tôm Việt Nam, Skretting luôn cam kết cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, cùng với kiến thức, kỹ thuật và quy trình nuôi bền vững phù hợp nhất để cùng thực hiện tham vọng này. Một trong những sáng kiến thành công nhất của Skretting cho đến nay là Chương trình Nuôi tôm Bền vững SUCCESS. Chương trình này được triển khai vào tháng 10/2019, với mục tiêu giúp người nuôi tôm giảm chi phí nuôi một cách hiệu quả, đồng thời tăng lợi nhuận.
Về cơ bản, SUCCESS là một bộ quy trình hoàn chỉnh từ thiết kế trang trại, bể chứa và ao nuôi, giám sát cơ sở trang trại và chi phí đầu tư cho đến các quy trình nuôi tôm và vận hành, bao gồm cả việc chuẩn bị nước. Quy trình này được thực hiện trên tất cả các giai đoạn của tôm – từ thả giống đến thu hoạch.
Các tiêu chuẩn của mô hình SUCCESS
Được thiết kế đặc biệt để duy trì an toàn sinh học và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, chương trình SUCCESS được dành cho ba loại trang trại nuôi tôm khác nhau, dựa trên mật độ thả giống và ngân sách đầu tư ban đầu:
Dựa trên các đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong (nuôi trồng thủy sản) NTTS từ các hệ thống nuôi thâm canh và khí hậu nhiều thay đổi, SUCCESS cung cấp các thông số cụ thể theo hệ thống để nông dân quản lý trang trại của họ và cũng giúp giảm thiểu việc trao đổi nước, thông qua việc áp dụng các giải pháp xử lý nước và tái sử dụng nước hợp lý – nước đã qua xử lý, có thể tiết kiệm được lao động và năng lượng. Các quy trình như vậy cũng làm giảm đáng kể rủi ro về an toàn sinh học, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh và cho phép tôm nuôi tối đa hóa hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt của thức ăn.
Chương trình SUCCESS dựa trên kiến thức sâu rộng của Skretting có được từ thực tiễn sản xuất, kết hợp với những tiến bộ khoa học và kỹ thuật. SUCCESS tuân theo tiêu chuẩn sau:
SUCCESS sử dụng khoảng 50 – 60% diện tích bề mặt để xử lý nước và trữ nước sạch để sử dụng trong suốt vụ nuôi. Giảm thiểu/hạn chế việc đưa nước mới vào hệ thống nuôi là biện pháp quan trọng để giảm sự xâm nhập của hầu hết các mầm bệnh và mối đe dọa bệnh tật. Điều này giúp ổn định chất lượng nước tuần hoàn trong hệ thống. Nguyên tắc chính của mô hình SUCCESS là quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường bằng cách tái chế/tái sử dụng nước và sử dụng chất thải để sản xuất khí sinh học.
Kỹ thuật thả tôm: Việc thả tôm giống đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể, trong đó có mật độ tối ưu. Đồng thời, cần tránh thả tôm khi nước trong ao chưa được xử lý, quá trình cải tạo ao nuôi chưa hoàn thiện, khi các thông số nước chưa đạt tiêu chuẩn như mong đợi hoặc tôm giống thả nuôi có số ngày tuổi ít hơn tôm PL10 vì điều này có thể dẫn đến mật độ cao hơn dự kiến. Không nên thả tôm PL7-PL8 vì chúng chịu đựng kém với điều kiện môi trường như vậy.
(Thức ăn chất lượng): Tôm thẻ chân trắng (TTCT) ăn liên tục trong ngày, người nuôi cần cho tôm ăn bằng tay 4 – 5 lần/ngày để hạn chế dư thừa thức ăn và giúp tôm đói tiếp cận thức ăn. Không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu hệ thống quạt hoặc sục khí của ao nuôi không đủ mạnh. Ở những vùng dịch bệnh lây lan nên giảm lượng thức ăn cho ăn hoặc giảm cữ ăn trưa khi thời tiết quá nóng. Các hộ nuôi tôm nhiều năm và có kinh nghiệm quản lý thức ăn vững chắc nên sử dụng máy cho ăn tự động từ tháng nuôi thứ 2 trở đi để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả.
Thức ăn nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ ổn định. Nên đặt túi đựng thức ăn trên kệ bằng gỗ (không đặt trực tiếp lên sàn bê tông hoặc để thức ăn tiếp xúc với tường các bề mặt công trình vì dễ dẫn đến nấm mốc phát triển). Tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng vitamin và chất béo của thức ăn. Không lưu trữ thức ăn quá ba tháng sau khi sản xuất.
Mô hình SUCCESS còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh (men vi sinh) trong ao nuôi, từ đó giúp người nuôi cũng hiểu được giá trị của hệ vi sinh trong việc nâng cao sức khỏe vật nuôi. Ví dụ, có ghi chú về việc sử dụng men vi sinh trong quản lý chất lượng nước hiệu quả.
Tóm lại, việc phối hợp kỹ thuật quản lý tôm song song với quản lý môi trường góp phần phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp thực hành an toàn sinh học trong nuôi tôm. Hơn nữa, đặc điểm địa hình, đất đai của vùng nuôi cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn phương pháp áp dụng an toàn sinh học phù hợp và tiết kiệm nhất.
Vì vậy, trước khi hoàn thiện việc thiết kế hệ thống canh tác theo chương trình SUCCESS riêng cho từng nông dân cụ thể, các chuyên gia và kỹ thuật viên của Skretting luôn trực tiếp khảo sát địa hình thực tế trước khi xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể.
Được xây dựng dựa trên khái niệm “SUCCESS cho mọi người”, một trong những điểm mạnh chính của chương trình là tính linh hoạt. Chương trình được thiết kế để phù hợp với nhu cầu và năng lực cá nhân của người nông dân, đồng thời phù hợp với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Thật vậy, ba năm kể từ khi ra mắt, chương trình SUCCESS đã giúp khách hàng nuôi tôm của Skretting cải thiện lợi nhuận trung bình từ 30 – 40%.
Sự cải thiện đáng kể này là sự kết hợp của năm yếu tố chính:
Cùng với việc tiếp cận đầy đủ các giải pháp dinh dưỡng của Skretting, bao gồm Elevia (chế độ ăn hoàn chỉnh trong trại giống), Jade (ương vèo), Lorica (sức khỏe) và Xpand (tăng trưởng); người nuôi tôm tham gia chương trình SUCCESS được theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ dịch vụ kỹ thuật của Skretting Việt Nam, thường xuyên nhận được các kiến nghị về vận hành và quản lý ao nuôi.
Một hệ thống ao nuôi được thiết kế và quản lý tốt sẽ giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và đảm bảo nguồn tôm sạch, an toàn và có giá trị cao. Ngoài ra, trước thách thức ngày càng tăng mà ngành NTTS phải đối mặt trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn, người nông dân cũng được cung cấp các giải pháp thiết thực để quản lý tốt nhất chất lượng nước trong hệ thống nuôi tôm của mình.
SUCCESS đi kèm với những lợi ích sau:
Thông qua việc áp dụng chương trình, nhiều ao nuôi với quy mô rất khác nhau đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Điều này nhấn mạnh vị trí của Skretting với những giải pháp mang lại hiệu quả cho người nuôi tôm.
Chẳng hạn, sau 3 tháng, một ao nuôi có quy mô nhỏ (khoảng 1.000 m2) với mật độ thả nuôi <150 con/m2, đạt năng suất trên 22 tấn/ ha, tỷ lệ sống trên 85%. Trọng lượng trung bình khi thu hoạch là 45 con/kg, tương đương 22,4 g/con. Tốc độ tăng trưởng của tôm là 0,23 g/ngày, chi phí sản xuất cho 1 kg tôm là 82.481 đồng. Qua bảng dữ liệu trên cho thấy, việc tối ưu hóa hình thức thả nuôi có thể tạo ra lợi nhuận theo tỷ lệ phần trăm trên.
Điển hình, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) dao động từ 1.06 đến 1.11, qua đó minh chứng chi phí thức ăn cho 1 kg tôm chỉ khoảng 34.891 đồng. Với tổng chi phí đầu tư cho mỗi ao dao động từ 183 – 198 triệu đồng, lợi nhuận cho ao có thể dao động từ 231 – 277 triệu đồng. Như vậy, lợi nhuận bình quân đạt gần 67 triệu đồng/ao với tỷ suất lợi nhuận cao. Lợi nhuận chiếm gần 35%.
Nhóm tác giả:
Nguyễn Vũ Truyền, Thái Chung Tiến, Trần Tấn Sỉ, Phan Hùng Anh, Ho Gim Chong, Cherdchai