Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về, trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về. Cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về 70 lô hàng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, quý IV năm nay, xuất khẩu tôm đạt khoảng 800 triệu USD.
Xuất khẩu sản phẩm cá cơm đang trở thành một nghề chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai).
Trong khi nhiều mặt hàng nông, thủy sản đang gặp khó về đầu ra thì vẫn có không ít doanh nghiệp tuyên bố: Thị trường không thiếu, giá cả không tệ, nhưng cái chúng ta đang thiếu lớn nhất chính là nguyên liệu sạch!
Mỗi năm, ngành thủy sản mang về cho đất nước lượng ngoại tệ rất lớn, doanh thu của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cũng lớn, nhưng lợi nhuận cuối cùng lại “chẳng đáng là bao”. Nguyên nhân vì sao?
Tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
9 tháng đầu năm, nuôi tôm đối mặt nhiều khó khăn, rào cản; xuất khẩu giảm, năng suất xuống, nhiều diện tích bỏ hoang. Ngành tôm có kịp hoàn thành các kế hoạch ngắn hạn để về đích như dự kiến ban đầu?
Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 9, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã ký được hợp đồng xuất khẩu đạt 721.200 tấn sản phẩm các loại.
9 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cá tra giảm mạnh ở những thị trường chất lượng cao, chuyển sang thị trường chất lượng thấp. Đồng thời, sản phẩm giá trị gia tăng cũng giảm mạnh, tăng sản phẩm thô như cá tra nguyên con và cắt khúc.
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra năm 2015 có thể đạt khoảng 1,7 tỷ USD, thấp hơn 4% so với năm 2014.