(TSVN) – Hà Lan là thị trường xuất khẩu top 2 của Việt Nam tại châu Âu; đây được đánh giá là cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa vào thị trường châu Âu, giúp kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu.
(TSVN) – Trong khi các chuyên gia quốc tế đều đánh giá cao việc nuôi trồng, xuất khẩu cá rô phi như một giải pháp đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu cho Việt Nam, thế nhưng, mặt hàng cá rô phi hiện vẫn nhỏ trong tỷ trọng xuất khẩu của ngành thủy sản nước ta. Cơ hội nào để loài nuôi này mở rộng xuất khẩu?
(TSVN) – Sau nhiều tháng giảm mạnh, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU bật tăng trong từ tháng 7. Vì sao cá ngừ xuất khẩu sang EU lại tăng mạnh?
(TSVN) – Được nhận định là một đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, thế nhưng, cá rô phi vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Để loài nuôi này trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, đẩy mạnh được xuất khẩu, cần rất nhiều giải pháp.
Đầu tháng 8-2020, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực. Đây được xem là cơ hội tốt cho nhiều sản phẩm thủy sản ở ĐBSCL đẩy mạnh thâm nhập thị trường lớn EU, với những ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, vẫn có không ít khó khăn, thách thức đặt ra về chất lượng, xuất xứ hàng hóa…
(TSVN) – Trong 6 tháng đầu năm 2020, cơ cấu thị trường cung cấp tôm cho Nhật Bản có thay đổi khi tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ tăng, trong khi tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường lớn khác giảm.
(TSVN) – Giá tôm nguyên liệu thời gian qua giảm nhiều hơn tăng, người nuôi đứng ngồi không yên. Trong khi đó, doanh nghiệp nhận định tôm sẽ có giá tốt trong tháng 9 tới và có thể xảy ra tình trạng nguồn cung thiếu. Dự báo này liệu có khả quan?
(TSVN) – Liên minh châu Âu (EU) đã loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm tôm hùm sống và đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ như một phần trong một thỏa thuận mới đây giữa Mỹ – EU. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ giảm 50% đối với một số mặt hàng xuất khẩu của EU sang Mỹ.
(TSVN) – Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm 7 tháng đầu năm đạt 1,9 tỷ USD, tăng 7,7% so cùng kỳ năm 2019. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới.
(TSVN) – Khó khăn trong xuất khẩu đã tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp thủy sản quay trở lại thị trường nội địa. Dù ngay trên “sân nhà”, được đánh giá là mảnh đất màu mỡ, thế nhưng không dễ để doanh nghiệp tung sản phẩm ra bán.