Do chi phí sử dụng bột cá, dầu cá trong các trại nuôi thủy sản ngày càng tăng, các nhà khoa học ở New Orleans, Louisiana, Mỹ đang nghiên cứu nguồn thức ăn thay thế khác có giá thấp hơn gồm tảo biển, nấm và mỡ bò.
Công ty SIS Trung Quốc năm 2015 cung cấp 140.000 – 150.000 cặp tôm bố mẹ nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa từ chối nhập khẩu 114 lô hàng thủy sản vào tháng 1/2015.
Hầu hết đậu nành sử dụng làm thức ăn thủy sản đều có nguồn gốc biến đổi gen nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu và tăng sản lượng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ngũ cốc biến đổi gen an toàn, nhưng sự thiếu sót và sai lệch của truyền thông đã khiến người tiêu dùng vẫn còn e ngại loại sản phẩm này.
Theo Kevin Fitzsimmons, Giáo sư Đại học Nông nghiệp Arizona thì Bangladesh và Việt Nam đang có nhiều lợi thế sản xuất cá rô phi giá rẻ, cạnh tranh trực tiếp thị phần cá rô phi Trung Quốc tại Mỹ và nhiều thị trường khác.
Vụ khai thác cá capelin năm nay cũng diễn ra chậm hơn do thời tiết xấu, tuy nhiên, nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ bột cá tại EU khá thấp, dẫn tới tình trạng dư thừa cá capelin Iceland.
Cơ quan quản lý Nông nghiệp Quốc gia Ecuador (CAN) cho biết nước này sẽ tung chiến dịch tiếp thị cho các sản phẩm tôm “First Class Shrimp” tại hội chợ triển lãm thủy sản Bắc Mỹ từ 15/3-17/3 tại Boston, Mỹ.
Acuamaya, công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Guatemala đang lên kế hoạch mở rộng thị phần tại Mỹ và tìm kiếm thị trường mới ở châu Á.
Theo Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Thủy sản Indonesia, ngành tôm Indonesia đặt mục tiêu đạt 785.900 tấn/năm 2015 và trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới.
Công ty Indo Marine Products, nhà cung cấp tôm Ấn Độ có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản cho biết người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao tôm thẻ chân trắng và tôm he vằn tại triển lãm Thủy sản và công nghệ Osaka (ngày 19 – 20/2/2015).