(Thủy sản Việt Nam) – Từ những kết quả bước đầu đã đạt được trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình trong 2 năm qua, bước sang năm 2011, Nghệ An tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 52 ở địa bàn 36 xã thuộc 4 huyện, thị xã ven biển là Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và thị xã Cửa Lò, hứa hẹn mang lại nhiều kết quả khả quan.
Sau bão, ngư dân các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh… hối hả ra biển. Theo kinh nghiệm, sau bão, bao giờ cũng đưa lại nguồn lợi hải sản rất lớn. Thế nên làng biển nào cũng rộn ràng tiếng máy nổ tàu thuyền, tiếng gọi í ới mọi người trở lại biển. Và đã có những mẻ cá đầu tiên sau bão.
(Thủy sản Việt Nam) – Đó là ghi nhận và chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám (ảnh) trong những thành công của ngành thủy sản Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2011 và những thách thức mà ngành sẽ phải đối diện trong nửa cuối chặng đường năm nay.
Nắm bắt nhu cầu mua cá, tôm tươi, sạch, nhiều người dân Đà Nẵng đã lập chợ cóc ven biển để bán. Ngay từ sáng sớm, những chợ cóc này đã mọc lên dọc bờ biển thuộc các tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Trường Sa để bán nào cá, tôm, cua, ghẹ, mực và các loại ốc biển còn tươi roi rói, do ngư dân các làng chài Thọ Quang, Mân Thái, Xuân Hà, Thanh Khê đánh bắt.
(Thủy sản Việt Nam) – Trước thách thức đầy cam go do môi trường ngày một suy thoái, dịch bệnh tràn lan đối với nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II khuyến cáo, người nuôi tôm nên liên kết cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, cộng đồng bảo vệ thời vụ, môi trường, chia sẻ lợi ích… để nghề nuôi tôm giảm thiểu rủi ro, phát triển bền vững.
(Thủy sản Việt Nam) – Những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản ở Núi Thành phát triển mạnh về diện tích, sản lượng, qui mô, hình thức… Tuy nhiên, việc ồ ạt nuôi tôm đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái. Do đó, phát triển nghề nuôi nghêu thương phẩm không những mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình mà còn cải thiện môi trường, cân bằng sinh thái.v
(Thủy sản Việt Nam) – Phong trào nuôi cá trê vàng lai hiện đang phát triển khá mạnh trên cả nước. Thịt cá thơm ngon được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh và hướng tới xuất khẩu. Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập đáng kể từ việc nuôi loài cá này.
(Thủy sản Việt Nam) – Sóng trên Biển Đông chưa “lặng” thì trong đất liền, nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam lại nổi “sóng”, khi bị thương nhân Trung Quốc thu mua ồ ạt. Vấn đề này tuy không mới, nhưng trong giai đoạn hiện nay, nó lại thực sự “nóng”. Người cung cấp phấn khởi vì bán được giá cao, nhưng doanh nghiệp lại gặp khó và đối với ngành xuất khẩu, liệu có đảm bảo bền vững?
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu (XK) 101.872 tấn tôm, trị giá 971,109 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và 35,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Hằng năm, khoảng tháng 5 và tháng 6 (âm lịch), nhiều người dân tại các vùng lũ ở ĐBSCL mua cá giống để thả trên chân ruộng lúa nên sức mua nhiều loại cá giống tăng, nhất là các loại cá trắng. Năm nay, do đầu ra và giá nhiều loại cá thịt ở mức cao đã khuyến khích người dân phát triển nuôi cá, làm giá nhiều loại cá giống tăng và nhiều loại hiện đã có dấu hiệu khan hàng…