(TSVN) – Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, gây thiệt hại không nhỏ cho các ao nuôi và rất khó để xử lý triệt để.
(TSVN) – Đối với người nuôi tôm, bên cạnh việc hoạt động bắt mồi của tôm, màu nước nuôi thì hình thái và màu sắc của cơ quan gan tụy là một trong những yếu tố quan trọng nhất đem đến vụ mùa thành công cho người nuôi. Chính vì vậy, khi suy giảm chức năng gan tụy, hệ miễn dịch giảm, từ đó nguy cơ sinh vật gây hại (nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm mốc) xâm nhập vào gan tụy là rất lớn, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tôm chậm lớn và hao hụt rất nhiều.
(TSVN) – Hiện nay, do lợi nhuận mang lại rất cao từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), nên diện tích nuôi TTCT ngày một mở rộng, mật độ nuôi, trình độ nuôi cũng nâng cao.
(TSVN) – Hội chứng Zoea 2 là một trong những tác nhân gây tỷ lệ sống thấp trong sản xuất ấu trùng tôm giống. Nguyên nhân gây hội chứng Zoea 2 ở ấu trùng tôm giống thẻ chân trắng chưa được xác định rõ (như đã trình bày ở phần 1: Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei), nên việc tuân thủ các biện pháp quản lý sức khỏe và đảm bảo an toàn sinh học (ATSH) trong trại giống là cần thiết.
(TSVN) – NTTS ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống TTCT trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn Zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.
(TSVN) – Kể từ giai đoạn khởi điểm của ngành nuôi tôm, Artemia được công nhận là nguồn thức ăn dinh dưỡng tốt nhất cho ấu trùng tôm, cá. Thực tế, trứng Artemia có thể được sấy khô và được bảo quản trong một thời gian dài tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi. Kể từ đầu những năm 1980, các trại tôm giống đã sử dụng trứng Artemia theo cách tự ấp nở thông thường. Các nhà cung cấp trứng sấy khô đóng lon hoặc trong thùng lớn. Trại giống có nhiệm vụ ấp trứng thành các ấu trùng Instar 1.
(TSVN) – Trong nuôi trồng thủy sản, mục đích chính của enzyme là cải thiện tiêu hóa. Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển ban đầu, vì khi ấu trùng thiếu một số enzyme quan trọng, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Một số tôm/cá trưởng thành cũng thiếu một số enzyme nhất định. Đó là lý do tại sao các enzyme trong thức ăn có thể có lợi cho tất cả các giai đoạn tăng trưởng.
(TSVN) – Ngành thức ăn chăn nuôi và NTTS ngày một tăng trưởng làm gia tăng sử dụng nguyên liệu đạm, đặc biệt các loài nuôi thủy sản lợ, mặn như tôm và cá biển sử dụng hàm lượng cao đạm bột cá trong công thức. Tuy nhiên, nguồn cung này đang dần khan hiếm, đòi hỏi cấp bách một sự thay thế.
(TSVN) – Việt Nam có diện tích mặt nước lớn, thuận lợi cho ngành NTTS phát triển; tuy nhiên hiện chi phí cho NTTS vẫn còn cao hơn so các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… Lượng thức ăn tiêu tốn nhiều trong khi cá tôm nuôi tăng trưởng chậm, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cao và đặc biệt sức kháng bệnh kém, dẫn đến tôm cá nuôi hay bệnh, hao hụt đầu con (tỷ lệ sống thấp), ảnh hưởng sản lượng thu hoạch, lợi nhuận…
(TSVN) – “Nuôi thủy sản là nuôi nước” câu nói này luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong thời điểm NTTS đang phát triển mạnh với nhiều mô hình nuôi thâm canh. Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, chất lượng nước càng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tốc độ phát triển và tỷ lệ sống của động vật nuôi. Do đó, muốn đạt hiệu quả sản xuất cao, nhà quản lý cần chú ý về chất lượng nước và các yếu tố môi trường của nước sử dụng.