T2, 06/07/2020 12:08

Rực rỡ sắc màu tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Có những loài tôm chỉ nhìn đã thấy mê, có loài lại khiến ta ngỡ ngàng về khả năng sinh tồn phi thường hoặc có khả năng đặc biệt đáng kinh ngạc. Cùng Thủy sản Việt Nam khám phá những điều thú vị này.

Tôm “bất tử”

tôm bất tử

Có tên gọi như thế là do loài tôm này có khả năng tồn tại trong môi trường nước lên tới 4500C. Tôm “bất tử” (Rimicaris hybisae) được phát hiện tháng 4/2010 bởi một nhóm nghiên cứu địa hóa học đại dương của Trung tâm Hải dương học Quốc gia ở Southampton (Anh) trong một chuyến thám hiểm khám phá đại dương. Loài tôm này sống thành đàn lên tới 2.000 con/m2, xung quanh miệng núi lửa cao 6m cùng vô số lỗ thông hơi. Các lỗ thông hơi này thường phun ra nhiều loại chất lỏng và khí nóng vào lòng đại dương với nhiệt độ khoảng 4500C, thế nhưng tôm “bất tử” vẫn sống khỏe mạnh.

 

Tôm bác sĩ

Tôm Skunk Cleaner còn được gọi là tôm bác sĩ, do có khả năng lau dọn đặc biệt, giúp loại bỏ ký sinh trùng và những lớp mô chết cho các loài cá. Chúng sẽ lập một nhà ga làm sạch ở đầu khu vực đá gần nơi ở hoặc sử dụng râu phát sóng để các loài cá dừng lại và thực hiện nhiệm vụ lau dọn. Tôm bác sĩ sẽ thăm dò khắp cơ thể, mang cá và đôi khi cả trong miệng cá nhằm loại bỏ ký sinh trùng và mô chết.

tôm bác sĩ

 

Tôm ngân hà

tôm ngân hà

Loại tôm này đã xuất hiện phổ biến từ những năm 2000, nhưng thời gian gần đây các nhà khoa học mới xác định được tên chính thức của tôm ngân hà. Nhà khoa học người Đức Christian Lukhaup phát hiện loài tôm này ở khu vực Hoa Creek, gần ngôi làng Teminabuan ở tỉnh Tây Papua, Indonesia và đặt tên là Cherax Pulcher. Tôm có vỏ cứng, đẹp với nhiều màu sắc lấp lánh như ngàn vì sao ở dải ngân hà, vì thế trở thành “hoa hậu” lâu năm của các bể cá cảnh khắp nơi trên thế giới. Loài này có hai nhóm màu phổ biến, gồm trắng, xanh dương, tím và xám xanh, xanh dương, trắng. Với tình trạng săn bắt  và ô nhiễm môi trường như hiện nay, ông Christian Lukhaup lo sợ loài tôm này sẽ sớm tuyệt chủng.

 

Tôm ma

tôm ma

Tuy có cơ thể nhỏ bé nhưng tôm ma hay tôm thủy tinh (Caridina multidentata) rất hữu ích. Tôm ma trưởng thành có kích thước cơ thể tối đa 4 cm, con đực thường nhỏ hơn con cái. Chúng ăn xác thối, các loài cá nhỏ và sinh vật thủy sinh. Chúng là loài sinh vật đáy nên thường đi bộ dưới bùn để kiếm thức ăn, đôi khi cũng bơi lên tầng mặt để tìm những sinh vật phù du hay xác các loài sinh vật khác trôi nổi. Tôm ma thuộc lớp động vật không xương sống và có mười đôi chân, trong đó bốn đôi chân đầu có móng vuốt giúp tôm dễ dàng giữ chặt và xé nhỏ thức ăn.

 

Tôm hoàng đế

tôm hoàng đế

Đây là loài tôm nhỏ nhắn, xinh xắn, với màu sắc sặc sỡ. Còn nhiều điều bí ẩn về tôm hoàng đế (Periclimenes imperator) mà các nhà khoa học chưa giải đáp được. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, sống hội sinh với các cá thể thuộc nhóm sên biển Hexabranchus. Nhờ có chất đặc biệt trên lưng, tôm hoàng đế có thể xua đuổi kẻ săn mồi.

Hà My

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!