Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.
Bệnh mủ gan được phát hiện lần đầu tiên năm 1998, chỉ xuất hiện trên cá da trơn, đặc biệt là cá tra, basa; tuy nhiên, hiện đang xảy ra trên tất cả các loại cá nuôi như: cá lóc, điêu hồng, cá rô, ếch… Đây là một bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt là mùa mưa, vào mùa lạnh, nhiệt độ thấp gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi cá tra, basa ở ĐBSCL, tỷ lệ chết là cao có thể 100% đối với cá bột ương giống, từ 30 – 50% đối với cá thịt và đã làm giảm năng suất đáng kể trong các hệ thống nuôi.
Nguyên nhân
Bệnh mủ gan là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.
Đường lây truyền
Vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh mủ gan xâm nhập vào cá từ môi trường nước qua da, qua mang cá và bằng đường thức ăn.
Triệu chứng
Cá bệnh bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, bên ngoài thân cá bình thường hoặc xuất huyết, mổ ra bên trong gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng (như đốm mủ). Đó là biểu hiện bệnh lý đặc trưng nhất của bệnh mủ gan. Ngoài ra, một số cá bệnh khác có màu sắc nhợt nhạt, số lượng cá chết hằng ngày khá cao và tỷ lệ tăng dần.
Bệnh tích
Đối với cá bệnh trên gan, thận, tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng tròn, đường kính khoảng 1 – 3 mm khắp bề mặt và cả bên trong cơ quan. Những đốm trắng này có chứa dịch hơi đặc. Khi cấy những đốm trắng này lên môi trường thạch sau 24 giờ thấy xuất hiện các khuẩn lạc rất ròng.
Khả năng lây lan
Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Khi có mầm bệnh xâm nhập khoảng 3 – 4 ngày, toàn bộ cá trong ao đều bị nhiễm bệnh. Do đó, cần có biện pháp phòng bệnh tích cực. Xác cá chết phải chôn và xử lý vôi bột để hạn chế mầm bệnh lây lan. Không dùng cơ quan nội tạng, máu, mủ và các sản phẩm phụ của cá để chế biến làm thức ăn trở lại cho cá; bởi mầm bệnh sẽ tồn tại lâu trong môi trường nước và phát tán vi khuẩn gây bệnh sang khu vực nuôi cá khác gây thành đại dịch.
Phòng bệnh
Để chủ động phòng bệnh, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập và lây lan vào hệ thống nuôi cá tra trong vùng, các hộ nuôi cá cần có ao lắng lọc trước khi bơm nước vào ao nuôi. Định kỳ 7 – 10 ngày xử lý nước ao nuôi để diệt vi khuẩn, virus gây bệnh trong ao bằng cách dùng vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 2 – 3 kg/100 m2 tạt ao hoặc các loại thuốc sát trùng hiệu quả cao như BKC, Vime-Protex, Vime-paracide.
Trị bệnh
Đối với cá con
– 1lít Forfish + 1 lít Vime-Fenfish 2000 dùng cho 20 tấn cá liên tục trong 7 ngày.
– Cá 1 – 1,5 cm (25 – 80 con/kg): 2 lít thuốc hợp cộng/3 – 4 tấn thức ăn cho 5.000 – 1.600 thiên cá.
– Cá từ trên 1,5 – 2 cm (70 – 30 con/kg): 2 lít thuốc hợp cộng/2 – 3 tấn thức ăn dùng cho 1.400 – 600 thiên cá.
– Cá từ 2,5 cm (> 65 g/con): 2 lít thuốc hợp cộng/600 kg – 1 tấn thức ăn dùng cho 20 tấn cá.
Cách trộn thuốc: Hòa tan 10 lít Vime-Fenfish 2000 với 20 lít nước rưới lên thức ăn, 15 phút sau hòa 1 lít Forfish vào 20 lít nước này tưới đều lên thức ăn (Cần nhớ 1 bao thức ăn 40 kg cần 7 – 7.5 lít nước có pha thuốc).
– Khi dùng thuốc được 3 – 5 ngày, bổ sung thêm Sorpherol + Vitamin C Antistress 5 – 7 ngày để giúp cá mau hồi phục.
Đối với cá lớn
– 1 lít Forfish + 2 kg Amoxi concentrate dùng cho 20 tấn cá (hoặc trộn với 600 kg – 1 tấn thức ăn) liên tục 5 – 7 ngày.
Cách trộn thuốc: Hòa tan 2 kg Amoxi concentrated với 20 lít nước rưới lên thức ăn, 15 phút sau hòa 1 lít Forfish vào 20 lít nước này tưới đều lên thức ăn (Cần nhớ 1 bao thức ăn 40 kg cần 7 – 7.5 lít nước có pha thuốc).
Khi cá ăn mạnh trở lại, bổ sung thêm Sorpherol + Vitamin C Antistress hoặc Prozyme for export fish để giúp cá mau hồi phục.
Tuy việc điều trị bệnh gan thận mủ bằng kháng sinh mang lại hiệu quả cao nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi cá, việc điều trị bệnh mủ gan trên cá tra tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là bệnh cứ lặp lại sau 2 – 3 tuần điều trị. Do vậy, người nuôi cần chủ động phòng bệnh cho cá bằng cách tăng sức đề kháng, tăng dinh dưỡng bằng các sản phẩm Vitamin C Antistress, Prozyme, Vime-Glucan, Glusome 115…