Trước nguy cơ đại dương bị hủy diệt, những sự thay đổi từ các cộng đồng nghề cá nhỏ bé tại Banda Aceh phía Đông West Papua, Indonesia đã làm le lói tia hy vọng về một sinh kế và tương lai bền vững.
Thuyền đánh cá được phép hoạt động tại Bunaken Marine Park, Manado, Sulawesi nhưng không sử dụng ngư cụ hủy diệt hoặc biện pháp khai thác
Cộng đồng ngư dân tại đây đã chung sức với các tổ chức NGOs và chính phủ Indonesia để khai thác nguồn tài nguyên san hô và rừng ngập mặn bền vững. Họ được dạy nhiều nghề mưu sinh ngoài đánh bắt cá tự nhiên như nuôi cá lồng, trồng tảo hoặc được hướng dẫn những kỹ thuật khai thác cải tiến, đẩy mạnh du lịch sinh thái biển và cách tiếp cận thị trường trực tiếp để sinh lời cao nhất. Tại Pemuteran, cộng đồng cư dân địa phương dưới sự trợ giúp của các nhà khoa học đã xây dựng được hệ thống rặng san hô nhân tạo Biorock. Biorock không chỉ giải cứu hệ sinh thái biển ven bờ mà còn là di sản cho cả thế hệ sau về bảo tồn biển và phát triển du lịch sinh thái. Trong sứ mệnh bảo vệ đại dương nói chung, mỗi sự đóng góp từ các cộng đồng nhỏ bé nhưng đều có ý nghĩa to lớn; từ đây, ngư dân giã từ cuộc sống chài lưới bấp để hướng tới một tương lai bền vững hơn.
Trồng rừng ngập mặn tại Bangga, Gorontalo, Sulawesi