Mực nước biển được dự đoán tăng cao tại Thái Bình Dương trong tương lai sẽ gây ra những tổn thất nặng nề đối với môi trường sinh thái và đe dọa nghiêm trọng sự sinh tồn của rất nhiều loài động vật.
Trong 2 ngày 8 và 9/4, cá mú giống tự nhiên xuất hiện dày đặc tại vùng biển ven bờ ở TP Quy Nhơn (Bình Định). Riêng buổi sáng 9/4, thương lái đã mua được hơn 20.000 con cá mú giống.
Từ nguồn phế phẩm của các nhà máy sản xuất mía đường, các nhà khoa học thuộc Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học đa năng có tên là Huđavil – Hud5 giúp xử lý ô nhiễm nước và bùn đáy hồ nuôi tôm sú, cá tra.
Thời gian qua, tưởng chừng như hạn hán chỉ gây thiệt hại cho các loại cây trồng, thì những ngày qua đàn cá giống của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn xã Bình Giáo, huyện Chư Prông cũng đang đối mặt với tình trạng khô kiệt nguồn nước dẫn vào các hồ cho cá sinh sản. Nguy cơ thiếu nước cho cá sinh sống và nuôi cá giống đang trở thành nỗi lo lớn nhất hiện nay.
Rong mơ (tên khoa học là sargassum) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ sinh thái biển, nó giống như rừng trên cạn. Thế nhưng, dọc ven biển tỉnh Khánh Hòa, nhiều người dân đổ xô “tàn sát” rong mơ đúng vào mùa sinh sản của các loài thủy sản. Đó là nguyên nhân khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ vốn đã cạn kiệt, nay lại càng rơi vào tình trạng cùng kiệt.
Ngày 5/4, tại ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình (Trần Đề – Sóc Trăng), Dự án hợp tác kỹ thuật Việt-Đức “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng” (GIZ) phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng ký chứng thực quy chế và ra mắt nhóm Đồng Quản lý rừng ngập mặn ven biển.
Tại tỉnh Cà Mau, mùa khô hạn năm nay kéo dài dẫn đến thiếu hụt trầm trọng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là canh tác một vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Ông Nguyễn Văn Quí, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, cho biết tính đến ngày 25/3, toàn huyện có trên 1.300 héc ta nghêu nuôi của nông dân bị dịch bệnh, ước thiệt hại khoảng 270 tỉ đồng.
Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Rau câu mọc dày bất thường ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An (Phú Yên) làm tôm chết gây ô nhiễm môi trường.